Thursday, 9 May 2024
blog

(Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 5) Chuyên đề 5: Đại từ – NEXTA

I.Tóm tắt lí thuyết

Đại từ là những từ dùng để xưng hô, để trỏ vào các sự vật, sự việc hay để thay thế các danh từ, tính từ, động từ (hoặc cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ) trong câu để tránh lặp lại các từ ngữ ấy.

Ví dụ:

Tôi tên là Nam. (Tôi: dùng để xưng hô)

– Em trai tôi lên 3 tuổi. Tên nó là Hoàng, (nó: thay cho em trai tôi)

– Hà rất chăm chỉ, Lan cũng vậy. (vậy: thay cho rất chăm chỉ)

– Tôi đang hát. Huy cũng thế. (thế: thay cho dạng hát)

– Đại từ xưng hô dùng để người nói tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp.

+ Ngôi thứ nhất: chỉ người nói (tôi, chúng tỏi, mình, bọn mình, tớ, bọn tớ,…)

+ Ngôi thứ hai: chỉ người nghe (cậu, các cậu, bạn, các bạn, mày. bọn mày,..)

+ Ngôi thứ ba: chỉ người được nói đến (nó, chúng nó, cậu ấy, hắn ta, họ,…)

– Các danh từ chỉ người, chỉ chức danh có thể làm đại từ xưng hô: cô, chú, bác, giám đốc,…

– Thưa sếp: Tôi muốn nói với sếp về hoàn cảnh của cậu ấy.

– Báo cáo, có giám đốc của siêu thị Ánh Sáng xin gặp anh ạ.

– Bố ơi, hôm nay bố cho con về thăm bà ngoại nhé.

II. Ví dụ về các dạng bài

Ví dụ 1: Tìm các đại từ có trong các câu sau:

a. Chúng tôi rủ nhau đến thăm nhà cô giáo.

b. Anh trai tôi 20 tuổi, anh đang là sinh viên.

c. Tôi quát con mèo làm nó sợ quá chạy mất.

d.

Bây giờ Mận mới hỏi Đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Trả lời:

a. chúng tôi: đại từ xưng hô chỉ ngôi thứ nhất.

b. tôi – anh: tôi – ngôi thứ nhất; anh – ngôi thứ ba, thay thế cụm danh từ “anh trai tôi’’.

c. tôi – nó: tôi – ngôi thứ nhất; nó – thay thế danh từ “con mèo”.

d. Mận, Đào, ai: chỉ ngôi thứ ba. (Mận và Đào tượng trưng cho hai người)

Ví dụ 2: Viết 4 câu có chứa đại từ thầy ờ 3 ngôi khác nhau và dùng thay thế:

Trả lời:

a. Các em nhớ phải nghe lời thầy dặn. (Ngôi thứ nhất)

b. Hôm nay thầy có phái lên lớp không ạ? (Ngôi thứ hai)

c. Chúng tôi rất biết ơn thầy. (Ngôi thứ ba)

d. Hôm qua mình gặp thầy Hạnh, dạo này trông thầy già quá! (Ngôi thứ ba)

Ví dụ 3: Tìm các đại từ và chỉ ra ngôi hoặc tác dụng của mỗi đại từ đó trong đoạn văn sau:

Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, miệng luôn kêu: – rét! rét!”. Thế mà mới sáng tinh mơ, chú gà trống đã nhảy tót lên ngọn đống rơm gáy inh ỏi cá xóm làng. Tiếng gáy của chú lanh lánh vang xa đánh thức mọi người trớ dậy.

(Tập đọc lớp 2 – Năm 2002)

Trả lời: + Mèo và gà trống đã được nhân hoá.

+ bác mèo mướp, chú gà trống: chỉ ngôi thứ ba.

+ Bức lim dim, Tiếng gáy của chú: thay thế cho cụm danh từ bác mèo mướp và chú gà trống.

Ví dụ 4: Thay các từ in đậm trong đoạn văn sau bằng các từ thích hợp:

A-lếch-xây nhìn mình bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:

– Cậu lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

– Tính đến nay là năm thứ mười một. – Mình đáp.

Thế là ông ta đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đẩy dầu mỡ của mình lắc mạnh và nói:

– Nói với cậu là bạn đồng nghiệp đấy, cậu Thuỷ ạ!

Cuộc tiếp xúc ấy đã mờ đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và ông ấy.

Trả lời: Đây là đoạn trích trong cuộc trò chuyện giữa anh Thuỷ với một chuyên gia lái máy xúc. Đoạn trích theo đúng văn bản như sau:

A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:

– Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

– Tính đến nay là năm thứ mười một. – Tôi đáp.

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:

– Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy. đồng chí Thuỷ ạ!

Cuộc tiếp xúc ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.

(Theo Hồng Thủy)

Nhận xét: Tôimình đều chí ngôi thứ nhất nhưng đây là câu chuyện do anh Thuỷ kể lại do đó phải dùng tôi.

– Có thể hỏi “Cậu lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?” nhưng như thế không thể hiện được tình đồng chí của hai người.

– Các đại từ ông taông ấy có thể thay thế cho danh từ A-lếch-xây nhưng nếu dùng như thế thì A-lếch-xây không được tôn trọng.

– Có thể nói “Tôi và cậu là bạn đồng nghiệp đấy.” nhưng cũng không thể hiện được sự gần gũi, thân mật giữa hai người.

Ví dụ 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:

Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, ……… (bọn trẻ, bọn chúng, bọn tôi) lặng đi. Tự nhiên ……… (đứa nào, ai, tôi) cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại. Lượm bước tới gần đống lửa. Giọng………(nó, em, cậu ta) rung lên:

– ……… (Tôi, Mình, Em) xin được ở lại ……… (Tôi, Mình, Em) thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian, ………

Cả đội nhao nhao:

– ……… (Chúng em, Chúng tôi, Bọn mình) xin ở lại.

Trả lời: Đây là đoạn trích trong câu chuyện “Ở lại với chiến khu”, nguyên văn đoạn trích như sau:

Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, bọn trẻ lặng đi. Tự nhiên ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại.

Lượm bước tới gần đống lửa. Giọng em rung lên:

– Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian,…

Cả đội nhao nhao:

– Chúng em xin ở lại.

(Theo Phùng Quán)

Ví dụ 6: Chọn các đại từ thích hợp điền vào các chỗ chấm sau và cho biết mỗi đại từ đó dùng cho ngôi hay thay thế cho từ hay cụm từ nào:

Đời Hùng Vương thứ 18, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con ……… chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi ……… mất,…… thương ……… nên đã quấn khố chôn ………, còn mình đành ở không.

Một hôm, đang mò cá dưới sông, ……… thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng đang tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng, đang du ngoạn ……… hốt hoảng, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, ……… thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây thuyền ở khóm lau mà tắm. Nước dội, trôi cát đi, để lộ một chàng trai khoẻ mạnh ……… rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà ………, ……… rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với …….

(Theo Hoàng Lê)

Trả lời:

Các từ cần điền theo thứ tự: chàng, cha, chàng, cha, cha, chàng, Chàng, công chúa, Công chúa, chàng, nàng, chàng.

– cha – chỉ ngôi (Chỉ người sinh ra Chử Đồng Tử).

– chàng – thay cho Chữ Đồng Tứ; nàng, công chúa – thay cho Tiên Dung.

Ví dụ 7: Tìm các đại từ và nêu rõ chức năng ngữ pháp của chúng trong câu:

a. Cô là người mẹ thứ hai của em.

b. Cả lớp đều yêu quý bạn ấy.

c. Chỗ họ, các thanh niên nam nữ đều đi làm ăn ở xa.

d. Gia đình em có năm người.

e. Người đi học sớm nhất hôm nay là tôi.

Trả lời:

a. Cô: là chủ ngữ.

b. hạn ấy: là bổ ngữ (bổ nghĩa cho yêu quý).

c. họ: thuộc trạng.ngữ (Chỗ họ chỉ địa điểm).

d. em: là định ngữ (bổ nghĩa cho gia đình).

e. tôi: là vị ngữ.

Ví dụ 8: Tìm các đại từ và chí rỏ ngôi hoặc tác dụng của mỗi đại từ đó trong các câu ca dao sau:

Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Trả lời:

Các đại từ: mày, ông, tôi, cò con.

– mày: ngôi thứ ba (tác giả nói về con cò – những người nông dân).

– ông: ngồi thứ hai (cò nói với người – giai cấp địa chủ).

– tôi: ngôi thứ nhất (con cò – chỉ người nông dân).

– cò con: ngôi thứ nhất (người nông dân tự nghĩ về mình).

Ví dụ 9: Tìm 6 câu ca dao có sử dụng các đại từ xưng hô.

Trả lời: 

– Trâu ơi ta bảo trâu này.

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

– Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai.

– Cái cò, cái vạc, cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

– Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

– Ai ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

– Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

III. Các bài luyện tập

Câu 1: Tìm các đại từ trong các câu sau:

a. Lan ơi, cậu có biết nhà cô giáo ở đâu không?

b. Cậu hỏi nhà cô để làm gì?

c. Để tớ đến nhà cô chơi, cậu có đi cùng không?

d. Tớ cũng muốn, nhưng mai tớ lại bận mất rồi.

Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có các đại từ sau đây:

a. Việt Nam đất nước ta ơi!

b. Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ!

c. Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ!

d. Xin hát về người, đất nước ơi!

Câu 3: Tìm các đại từ trong đoạn văn sau, nêu rõ ý nghĩa của mỗi đại từ đó.

Ở lớp cũng như ở nhà, bé Hà được coi là một cây sáng kiến.

Một hôm, Hà hỏi bố:

– Bố ơi, sao không có ngày của ông bà, bố nhỉ?

Thấy bố ngạc nhiên, Hà bèn giải thích:

– Con đã có ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân, có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.

Hai bố con bàn nhau lấy ngày lập đông hàng năm làm “ngày ông bà”, vì khi trời bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già.

(Theo Hồ Phương)

Câu 4: Tìm các đại từ có trong các câu thơ sau:

a.

Ôi các vì sao xa

Xin hãy nói cùng ta

Người lấy đâu ánh sáng

Toả khắp trời bao la.

(Gửi các vì sao – Các Mac)

b.

Mũ đỏ cho bé

Khăn đen cho bà

Áo đẹp cho mẹ

Áo ấm cho cha

Từ đôi que đan

Từ tay chị nữa

Dần dần hiện ra

(Đôi que đan – Phạm Huy)

Câu 5: Viết 4 câu có dùng đại từ để thay thế cho:

a. danh từ số ít

b. danh từ số nhiều

c. tính từ

d. động từ.

Câu 6: Chọn từ chứa tiếng cô điền vào chỗ chấm trong các câu sau và nêu’ nghĩa của từ

đó trong câu:

a. Tôi có ……… ruột sống ở Mỹ.

b. ……… là người mẹ thứ hai của em.

c. Anh ấy có ……… gái năm nay học lớp 12.

d. Mỹ Tâm là một ca sĩ, ……… được rất nhiều người hâm mộ.

Câu 7: Cho câu “Mình với cậu đến nó.” Hãy thay đổi trật tự các từ để viết thành 10 câu khác nhau, nêu nghĩa của mỗi câu viết được.

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm, nêu nghĩa của từ đó trong mỗi câu:

a. Trái đất này là của ………

Quả bóng xanh, bay giữa trời xanh.

b. Trời xanh đây là của ………

Núi rừng đây là của ………

c. Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức v ………

d. Cái trống lặng im, nghiêng đầu trên giá.

Chắc thấy ………, nó mừng vui quá.

Câu 9: Chọn các từ: em, cô, bố, mẹ, cô bé điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:

Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến……..không hiểu vì sao Chi đến đây sớm

thế. Chi nói:

– Xin ……… cho ……… được hái một bông hoa. Bố ……… đang ốm nặng.

Cô giáo đã hiểu ………ôm ……… vào lòng:

– ……… hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho ……… vì trái tim nhân hậu của ……… Một bông cho ………, vì cả ……… và ……… đã dạy dỗ ……… thành một ……… hiếu thảo.

(Bông hoa niềm vui – Tập đọc 2 năm 2000)

Câu 10: Điền đại từ thích hợp vào chỗ chấm và nêu rõ mỗi từ đó được thay thế cho từ, cụm từ nào trong câu:

a. Con mèo rất đẹp, lông của ……… màu vàng nhạt.

b. Cây bút và cuốn vở đang tâm sự, ……… thầm thì với nhau.

c. Đoàn người đang lao đi, chợt ……… dừng lại.

d. Những tên cướp bị công an tóm gọn ……… đã cúi đầu nhận tội.

Câu 11: Tìm từ thay thế cho các từ in nghiêng trong đoạn văn sau cho phù hợp:

Vào đầu năm học, bố mua cho em một chiếc bút. Chiếc bút có màu đỏ, nắp của chiếc bút được mạ vàng óng ánh. Ngòi nó viết rất trơn, mỗi lần viết xong em cất nó vào hộp cẩn thận. Chiếc bút là món quà của bố, em sẽ không bao giờ đánh mất chiếc bút vì nó là tình cảm của bố dành cho em.

Câu 12: Đánh dấu (x) vào ô trống trước câu có đại từ sau đây:

a. Huy và Hoàng là đôi bạn thân trong lớp tòi.

b. Chúng tôi thân nhau từ năm học lớp một.

c. Ai cũng khen Lan học giỏi và chăm chỉ.

d. Anh ấy hát hay và chơi đàn cũng rất tuyệt.

Câu 13: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có đại từ chỉ người nghe (ngôi thứ hai):

a. Lan ơi, bọn mình đến nhà Hoa chơi đi!

b. Lan ơi, bọn mình vẫn chưa biết tin gì sao!

c. Lan ơi, đám cái Hoa đang tìm bọn mình đấy.

d. Lan ơi, khi nào có tin vui cho bọn mình biết với nhé.

Câu 14: Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ có dùng đại từ với nội dung sau:

a. Lòng kiên định vững vàng ví như chiếc kiềng ba chân.

b. Khuyên ta sử dụng đất đai, không để hoang phí vì tấc đất tấc vàng.

c. Người đi xa luôn nhớ về gia đình với bát cơm canh, cà muối đạm bạc.

d. Đi đây đó nhiều nơi sau đó lại về tắm ở ao nhà.

Câu 15: Tìm trong đoạn văn sau các đại từ và nêu tác dụng của chúng trong câu.

Nhụ nghe bố nói với ông:

– Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.

– Tao chết ở đây thôi, sức không còn chịu được sóng.

– Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.

Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:

– Thế là thế nào? – Giọng ông hổn hển. Người ông như toả ra hơi muối.

(Lập làng giữ biển – Trần Nhuận Minh)

Câu 16: Tìm các đại từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của chúng trong câu.

Ông bị đau chân

Nó sưng nó tấy

Đi phải chống gậy

Khập khiễng khập khà.

Việt chơi ngoài sân

Lon ton lại gần

Ông vịn vai cháu

Cháu đỡ ông lên.

Ông bước lên thềm

   Hoan hô thằng bé!

Bé thế mà khoẻ

Vì nó thương ông.

(Thương ông – Tú Mỡ)

IV.Hướng dẫn giải

Câu 1:

a. Lan ơi, cậu có biết nhà cô giáo ở đâu không?

b. Cậu hỏi nhà cô để làm gì?

c. Để tớ đến nhà cỏ chơi, cậu có đi cùng không?

d. Tớ cũng muốn, nhưng mai tớ lại bận mất rồi.

Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước các câu: 1, 2, 4.

Câu 3: – Hà: thay cho bé Hà; con: chỉ bé Hà.

Câu 4: a. ta, Người; B. bé, bà, mẹ, cha, chị.

Câu 5:

a. Hà không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn hay giúp đỡ các bạn khác.

b. Đàn bê được lùa ra khỏi chuồng, chúng nhảy cẫng lên sung sướng.

c. Mẹ em rất dịu dàng, cô giáo em cũng thế.

d. Lớp 5A đang lao động, lớp 5B cũng vậy, chỉ có lớp 5C là chơi.

Câu 6:

a.Tôi có bà cô ruột sống ở Mì. (Em gái của bố mình)

b. Cô giáo là người mẹ thứ hai của em. (Chỉ người dạy học mình)

c. Anh ấy có cô em gái năm nay học lớp 12. (Em gái của anh ấy)

d. Mỹ Tâm là một ca sĩ, cô ấy được rất nhiều người hâm mộ. (Chỉ Mỹ Tâm)

Câu 7:

– Mình với nó đến cậu. (Tôi và một người bạn đến nhà một người bạn)

– Cậu với nó đến mình. (Hai người bạn đến nhà tôi)

– Mình nó đến với câu. (Một người bạn đến nhà một người bạn khác)

– Mình cậu đến với nó. (Một người bạn đến nhà một người bạn khác)

– Câu mình đến với nó. (Cậu của tôi đến nhà bạn tôi)

– Cậu nó đến với mình. (Cậu của một người bạn đến nhà tôi)

– Nó đến với cậu mình. (Một người bạn đi với cậu của tôi)

– Mình đến với cậu nó. (Tôi đến nhà cậu của một người bạn)

– Cậu đến nó với mình. (Giống Cậu với mình đến nó}

– Mình đến nó với cậu. (Giống Mình với cậu đến nó}

Câu 8:

a. Trái đất này là của chúng mình. (Chỉ chung tất cả mọi người)

Quả bóng xanh, bay giữa trời xanh.

b. Trời xanh đây là của chúng ỉa.

Núi rừng đây là của chúng ta. (Chỉ những người Việt Nam)

c. Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. (Chỉ những người con của mẹ)

d. Cái trống lặng im, nghiêng đầu trên giá.

Chắc thấy chúng em, nó mừng vui quá. (Chí các bạn nhỏ)

Câu 9:

Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến. Cô không hiểu vì sao Chi đến đây sớm thế. Chi nói:

– Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng.

Cô giáo đã hiểu. Cô ôm em vào lòng:

– Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em vì trái tim nhân hậu của Một bông cho bố mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.

(Bông hoa niềm vui – Tập đọc 2 năm 2000)

Câu 10:

a. Con mèo rất đẹp, lông của nó màu vàng nhạt. (Thay cho con mèo)

b. Cây bút và cuốn vở tâm sự, chúng đang thầm thì. (Thay cho bút và vở)

c. Đoàn người đang lao đi, chợt họ dừng lại. (Thay cho đoàn người)

d. Những tên cướp bị công an tóm gọn. Bọn chúng đã cúi đầu nhận tội. (Thay cho những tên cướp)

Câu 11:

Vào đầu năm học, bố mua cho em một chiếc bút. Chiếc bút có màu đỏ, nắp của bút được mạ vàng óng ánh. Ngòi bút viết rất trơn, mỗi lần viết xong em cất bút vào hộp cẩn thận. Chiếc bút là món quà của bố, em sẽ không bao giờ đánh mất bút vì nó là tình cảm của bố dành cho em.

Câu 12: Đánh dấu (x) vào ô trống trước các câu: a. (tôi); b. (Chúng tôi); d. (anh ấy)

Câu 13: Khoanh tròn vào chữ cái trước các câu: b và c (chí các bạn của Lan)

Câu 14:

a. Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

b. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

c. Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

d. Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

Câu 15:

– Nhụ nghe bố nói với ông: (Bố: chỉ bố của Nhụ, Ông: chỉ ông của Nhụ)

– Lần này con sẽ họp làng đê đưa đàn bà và trẻ con ra đáo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra. (Con: chỉ bố của Nhụ, nhà con: chơi mẹ của Nhụ, Ông: chỉ ông của Nhụ)

– Tao chết ở đây thôi, sức không còn chịu được sóng. (Chỉ ông của Nhụ)

– Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy. (Chỉ ông của Nhụ)

Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo: (Chỉ ông của Nhụ)

– Thế là thế nào? – Giọng hổn hển. Người ông như toát ra hơi muối. (Chỉ ông của Nhụ)

Câu 16:                 

Ông bị đau chân (Chỉ ông của Việt)

Nó sưng nó tấy (Chỉ cái chân đau)

Đi phải chống gậy

Khập khiễng khập khà.

Việt chơi ngoài sân

Lon ton lại gần:

                            Ông vịn vai cháu (Ông: chỉ ông của Việt, cháu: đại từ nhân xưng chỉ Việt)

Cháu đỡ ông lên. (Cháu: chỉ Việt)

Ông bước lên thềm (Ông: chỉ ông của Việt)

                            Hoan hô thằng bé (thằng bé: chỉ Việt)

Bé thế mà khoẻ

Vì nó thương ông. (nó: chỉ Việt)

Post Comment