Tuesday, 16 Apr 2024
blog

Cách đọc bảng chứng khoán chi tiết dành cho nhà đầu tư F0

Đọc bảng giá chứng khoán là một trong những kĩ năng quan trọng của nhà đầu tư để có thể giao dịch hiệu quả. Do bảng giá chứng khoán thể hiện các thông tin liên quan đến giao dịch của cổ phiếu trên thị trường.

Đọc và hiểu các thông tin trên bảng chứng khoán điện tử là bài học vỡ lòng dành cho mọi nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư thế hệ F0. Khi tham gia vào việc mua/ bán một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì cần phải biết rõ các thao tác trên bảng điện tử đang hiển thị.

1. Tổng quan về bảng điện tử chứng khoán

Bảng giá chứng khoán biểu thị giá của các loại chứng khoán đang được thực hiện giao dịch, các lệnh chờ mua hoặc bán. Trên bảng giá hiển thị những ký hiệu, thông tin, thuật ngữ liên quan tới các chỉ số chứng khoán đang lưu hành trên thị trường.

Ở Việt Nam, có nhiều công ty chứng khoán trên thị trường và mỗi công ty sẽ có bảng điện tử được thiết kế giao dịch khác nhau để thể hiện thông tin giao dịch. Tuy nhiên, về cơ bản các bảng điện tử đều có chung ý nghĩa về thông tin, ký hiệu và thuật ngữ. 

2. Cách đọc bảng chứng khoán

Các thông tin tổng hợp được hiển thị ở góc trên cùng bên trái bao gồm: Ngày giao dịch, số giao dịch, tổng khối lượng giao dịch (KLGD), tổng giá trị giao dịch (GTGD), giá trị của chỉ số Vn Index, Vn30 Index, phiên khớp lệnh, khối lượng và giá trị khớp lệnh của từng đợt khớp lệnh.

Các chỉ số chính trong bản điện chứng khoán

Chỉ số chính – Nguồn tham khảo bảng giá điện tử HSC

Ý nghĩa tên cột trong bảng giá chứng khoán

Mã CK (Mã chứng khoán): Là mã giao dịch của các công ty cổ phần niêm yết tại sàn, đây cũng là cách nhanh nhất để tìm được công ty niêm yết trên sàn. 

Ở mọi bảng điện tử thì Mã CK sẽ được sắp xếp bên trái là cột đầu tiên hiển thị bảng giá cổ phiếu. Cột này sẽ hiển thị 1 loạt các mã giao dịch của các doanh nghiệp, công ty đã lên sàn niêm yết, được xếp theo thứ tự A – Z. 

Mã chứng khoán thường là từ viết tắt của tên doanh nghiệp hay công ty, được Ủy ban chứng khoán cấp phép cho 1 mã riêng biệt và chỉ được niêm yết trên 1 sàn duy nhất.

Giá tham chiếu (TC): Được hiển thị màu vàng

Giá trần: Được hiển thị màu tím

Giá sàn: Được hiển thị màu xanh lam

Ý nghĩa tên các cột trong bảng điện chứng khoán

Nguồn tham khảo bảng giá điện tử HSC

Tổng KL (Tổng khối lượng): là tổng khối lượng giao dịch của 1 cổ phiếu trong 1 ngày. Ngoài ra, nó còn cho biết về chỉ số thanh khoản của cổ phiếu. Cột tổng khối lượng bao gồm các cột liên quan tới tổng bán, tổng mua và tổng khớp.

Giá: Gồm các thông tin 

– 3 bước giá và khối lượng 3 bước giá mua tốt nhất

– 3 bước giá và khối lượng 3 bước giá bán tốt nhất

– Giá và Khối lượng giá phiên xác định giá mở cửa (ATO)

– Giá cao nhất và thấp nhất trong phiên

Thông tin về giá trong bảng điện chứng khoán
Nguồn tham khảo bảng giá điện tử HSC

Thông tin đọc bảng giá chứng khoán cho các nhà đầu tư

Nguồn tham khảo bảng giá điện tử HSC

Nhà đầu tư nên hiểu và phân biệt giá cao nhất và giá thấp nhất

Giá cao nhất là mức giá khớp lệnh cao nhất từ đầu phiên giao dịch cho tới hiện tại

– Giá thấp nhất: Thể hiện mức giá khớp lệnh thấp nhất từ đầu phiên cho tới hiện tại

– Cột giá bên mua: hiển thị 3 mức giá tốt nhất khi đặt mua và khối lượng mua tương ứng. 

– Giá 1 và KL1: Đây là cột hiển thị mức giá đặt mua cao nhất ở thời điểm hiện tại, bên cạnh là khối lượng mua tương ứng

– Giá 2 và KL1: Hiển thị giá đặt mua và khối lượng mua tương ứng ở mức cao thứ 2. Lệnh này được xét sau Giá 1.

– Giá 3 và KL3: Là mức giá cao thứ 3 và được xếp sau 2 lệnh trên. 

Cột giá bên bán

– Giá 1 và KL1: Thể hiện giá bán thấp nhất và khối lượng tương ứng. Đây là lệnh được ưu tiên hàng đầu khi giao dịch.

– Giá 2 và KL2: Giá được ưu tiên khớp lệnh thứ 2.

– Giá 3 và KL3: Giá xếp sau 2 mức giá ở trên

Lưu ý: Cột thể hiện mức giá tốt nhất thì sẽ được ưu tiên hàng đầu trong giao dịch, đến thời gian của phiên ATC và ATO thì các lệnh sẽ được đặt ở Giá 1, KL1 của cả 2 bên mua và bán.

Quy định các màu trên bảng chứng khoán

Các màu sắc hiển thị trên bảng chứng khoán theo một quy định giúp người chơi dễ nhớ thông tin hơn. 

Quy định các màu trên bảng chứng khoán

Nguồn tham khảo bảng giá điện tử HSC

– Màu đỏ: Chỉ số hoặc giá giảm

– Màu xanh lá cây: Chỉ số hoặc giá tăng

– Màu vàng: Giá hoặc chỉ số không thay đổi so với giá tham chiếu

– Màu xanh da trời: Chỉ số hoặc giá giảm sàn

– Màu tím: Giá tăng đến mức trần.

Cách đọc các chỉ số thị trường

Các chỉ số thông tin về thị trường chứng khoán được hiển thị ở hàng trên cùng của bảng chứng khoán điện tử.

– Chỉ số Vn – Index: Là chỉ số quan trọng thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại sàn HOSE

– Chỉ số VN30-Index: Chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết ở sàn HOSE và HNX.

– Chỉ số HNX-Index: Chỉ số được tính dựa trên sự biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch ở sàn HNX.

– Chỉ số HNX30-Index: Chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản cao nhất, đáp ứng tiêu chí sàng lọc vào rổ HNX30

– Chỉ số Upcom: Thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn Upcom.

Hướng dẫn đọc chỉ số thị trường cụ thể:

Hướng dẫn đọc chỉ số thị trường

Theo như hình ảnh bên trên chỉ số Vn – Index đạt 1.292.68 điểm; giảm 1.24 điểm tương ứng với 0.10% so với giá tham chiếu.

Khối lượng cổ phiếu khớp trên sàn HOSE là 591.086.248 cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 16.108.41 tỷ đồng.

Toàn sàn HOSE có 147 mã tăng điểm, 57 mã đứng giá (bằng giá tham chiếu) và 298 mã giảm giá.

Thị trường đang ở trạng thái giao dịch

Nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể phán đoán khá chính xác dòng tiền đang ưu tiên nhóm cổ phiếu nào, mã nào có xu hướng tăng, giảm ngay trong phiên bằng cách theo dõi bảng sự biến thiên của các chỉ số trên bảng chứng khoán. Đối với các nhà đầu tư, hiểu và sử dụng bảng chứng khoán điện tử cũng là một trong những công cụ tốt để mang lại hiệu quả tốt. Chúc các nhà đầu tư may mắn.

Post Comment