Monday, 20 May 2024
blog

Cách xưng hô của người châu Âu

Xưng hô là vấn đề khá hệ trọng trong công tác ngoại giao. Gọi đúng tên một quốc gia, một tổ chức hay đúng tên, chức vụ, tước hiệu một người hay dùng câu xưng hô một cách lịch sự, chuẩn xác phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp với địa vị của mình và của đối tượng giao tiếp là một yêu cầu quan trọng trong ngoại giao.

Nội dung chính

  • Mục lục
  • Quân chủSửa đổi
  • Vương côngSửa đổi
  • Đại công tướcSửa đổi
  • Công tướcSửa đổi
  • Tử tướcSửa đổi
  • Ghi chúSửa đổi
  • Tham khảoSửa đổi
  • Liên kết ngoàiSửa đổi
  • Video liên quan

Trong các văn kiện hay thư tín ngoại giao, trong lời phát biểu tại các hoạt động ngoại giao chính thức, tên một quốc gia, tổ chức, cá nhân cùng với chức vụ cần được gọi đúng và đầy đủ, chuẩn xác.

Ví dụ: Ngài Nguyễn Văn A, Đại sứ Đặc mệnh toàn toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Còn trong giao tiếp trực tiếp, những cuộc giao tiếp xúc không chính thức, đặc biệt là giữa những người ngang cấp, có xu hướng gọi nhau ngắn gọn và xưng hô với nhau một cách thân mật. Ví dụ: Ngài Nguyễn Văn A, Đại sứ Việt Nam.

Một quốc gia, một tổ chức có tên gọi chính thức đầy đủ của quốc gia hay tổ chức đó. Đối với quốc gia tên gọi chính thức đầy đủ chính là quốc hiệu của quốc gia. Chính vì vậy, trong quan hệ quốc tế, khi gọi tên một quốc gia, một tổ chức cần chính xác. Khó có thể chấp nhận được khi người ta gọi tên một quốc gia hay một tổ chức theo cảm tính, thêm vào những từ không phù hợp.

Trong thực tế không phải chỉ có những người hiểu biết về quan hệ quốc tế gọi tên một quốc gia hay một tổ chức sai mà có lúc có cả những cán bộ có kinh nghiệm hay trên phương tiện thông tin chính thống cũng gọi chưa đúng. Có thể kể ra đây rất nhiều ví dụ như Liên bang Nga được thêm từ Cộng hòa thành Cộng hòa Liên bang Nga, gọi các nền kinh tế thành viên APEC thành các quốc gia hay các nước thành viên APEC hay Hội nghị các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp thành Hội nghị các quốc gia hay các nước nói tiếng Pháp.

Mỗi dân tộc có truyền thống trong cách gọi tên riêng một người, có nước yêu cầu gọi tên đầy đủ kể cả họ, tên và cả tên đệm hoặc cả tên thánh, có dân tộc khi gọi tắt và thân mật thì gọi bằng họ, cũng có nước trong trường hợp gọi tắt và thân mật thì gọi bằng tên, cũng có nước bên cạnh tên khai sinh còn có tên gọi thân mật hoặc bí danh thường dùng.

Việc gọi tên một người tưởng chừng đơn giản, nhưng trong thực tế giao tiếp đối ngoại lại là một việc đòi hỏi rất cẩn trọng, một mặt yêu cầu phải phát âm đúng, mặt khác tùy hoàn cảnh giao tiếp, tùy mối quan hệ cá nhân mà cách gọi tên có khác nhau. Việc gọi tên một cá nhân không đúng có thể gây ra những hiều nhầm đáng tiếc, nhẹ thì có thể bị coi là người thiếu lịch sự, nặng thì có thể bị coi là trịch thượng hay lỗ mãng.

Đối với chức vụ của một cá nhân, trong giao tiếp quốc tế khi xưng hô cũng rất cần lưu ý. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức có hệ thống tổ chức điều hành không hoàn toàn giống với một quốc gia hay một tổ chức khác. Ở quốc gia này có thể trong hệ thống tổ chức có chúc vụ này mà quốc gia không có thậm chí không có một chức vụ tương tự. Và ngay cả khi giữa các quốc gia hay tổ chức các chức vụ tương đương với nhau nhưng cách gọi tên lại không hoàn toàn giống nhau.

Ví dụ: Tên gọi chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao ở Anh hay ở Mỹ không giống như tên gọi chức vụ này bằng tiếng Anh ở nhiều nước. Tên gọi Người đứng đầu Chính phủ của Nga không gọi là Thủ tướng Chính phủ mà gọi là Chủ tịch Chính phủ. Chính vì vậy, trong giao tiếp quốc tế khi gọi tên chức vụ chính xác của một người nào đó, đặc biệt là khi dùng bằng ngôn ngữ của quốc gia đó hay bằng ngoại ngữ khác, cần được tìm hiểu kỹ, tránh trường hợp dịch ngược một cách máy móc.

Trong quan hệ quốc tế, một số chức vụ lãnh đạo cao cấp của một quốc gia có những danh từ chung để gọi, khi dùng những danh từ này cần phân biệt chính xác. Danh từ “Nguyên thủ Quốc gia” để gọi Người đứng đầu Nhà nước của các quốc gia, tùy theo hình thức tổ chức nhà nước của quốc gia, đó có thể là Tổng thống, Chủ tịch nước, Vua, Nữ hoàng, Quốc vương, Hoàng đế hay Sultan… Đối với các vị Lãnh đạo của quốc gia có chức vụ là Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Chính phủ hay Chính phủ của mỗi quốc gia, được gọi chung là “Người đứng đầu Cơ quan hành pháp hay người đứng đầu Chính phủ”. Chính vì có sự nhầm lẫn cách gọi này mà có lúc, ở chỗ này hay chỗ kia đã gọi tên hay xưng hô không chính xác.

Có người đã nói trong thời gian diễn ra Hội nghị APEC tại Việt Nam năm 2006, có 5 Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài thăm song phương Việt Nam. Thực tế không phải như vậy, trong 5 chuyến thăm song phương có 4 vị Nguyên thủ Quốc gia là Tổng thống Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Nga và Tổng thống Chile còn một chuyến thăm của Người đứng đầu Chính phủ, đó là Thủ tướng Nhật Bản.

Hệ thống đẳng cấp quý tộc và hoàng gia châu Âu được cho là bắt đầu hình thành khoảng từ thời Hậu kỳ cổ đại đến thời Trung cổ, sau khi Đế chế Tây La Mã bước vào quá trình sụp đổ và tan rã thành nhiều vùng lãnh thổ có mức độ chủ quyền khác nhau. Theo dòng lịch sử, vị trí xếp hạng giữa các tước vị có thể thay đổi theo giai đoạn lịch sử và phạm vi lãnh thổ (VD: tước vị Hoàng thân trong một số thời kỳ có thể xem như ngang với tước vị Đại công tước). Dưới đây cung cấp một phân loại đối chiếu giữa các tước vị quý tộc và hoàng gia châu Âu, nhằm so sánh tương đương cũng như những khác biệt giữa chúng.

Thứ bậc Hoàng tộc, Quý tộc và Hiệp sĩHoàng đế & Hoàng hậu
Nữ hoàng & Hoàng tếThái hoàng thái hậu
Hoàng thái hậu / Thái thượng hoàng hậu
Hoàng thái phi & Thái thượng hoàng
Thái hậu / Thái phiVương thái hậu / Vương đại phiQuốc vương & Vương hậu
Nữ vương & Vương phuHoàng tử & Hoàng tử phiThái tử & Thái tử phi
Thế tử & Thế tử tần
Công chúa & Phò mãĐại Thân vương & Đại Vương phi
Đại Công tước & Đại Công tước phu nhânThân vương & Vương phi
Phó vương & Phó vương phiQuận chúa & Quận mã
Huyện chúa & Huyện mãCông tước & Công tước phu nhânHầu tước & Hầu tước phu nhânBá tước & Bá tước phu nhânTử tước & Tử tước phu nhânNam tước & Nam tước phu nhânHiệp sĩ & Nữ Tước sĩ

  • xem

  • thảo luận

  • sửa

Mục lục

  • 1

    Quân chủ

    • 1.1

      Vương công

  • 2

    Đại công tước

  • 3

    Công tước

  • 4

    Tử tước

  • 5

    Ghi chú

  • 6

    Tham khảo

  • 7

    Liên kết ngoài

Quân chủSửa đổi

Trong tiếng Việt, “quân chủ” là một từ Hán – Việt bắt nguồn từ chữ Hán (君主) hàm ý chỉ nhà cai trị tối cao trong vùng lãnh thổ trên thực tế, bao gồm cả thẩm quyền cai trị độc tài và quyền tài phán chủ quyền lãnh thổ đó. “Vua”, một từ thuần Việt khác được sử dụng phổ biến, cũng mang ý nghĩa tương tự. Tuy nhiên, “vua” được giới hạn cụ thể hơn đối với các tước vị như Hoàng đế hay Quốc vương trên thực tế mà không bao gồm hàm ý ở các lãnh chúa cai trị mang tước vị thấp hơn.

Trong tiếng Anh, từ monarch có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp μονάρχης (monárkhēs, “nhà cai trị độc tôn”). Một từ khác cũng được xem là gần tương đương là sovereign có nguồn gốc từ tiếng Latin superānus, có nghĩa là”bậc thượng tôn”, “cao quý”.

Dưới đây liệt kê một số tước vị quân chủ thượng tôn tương đương Hoàng đế hoặc Quốc vương ở Đông Á. Hầu hết là những tước vị cai trị thực tế và có chủ quyền, dù trong một số thời điểm lịch sử, tước vị tự xưng không bao gồm chủ quyền trên lãnh thổ tuyên bố. Như trường hợp Đức hoàng giữ tước vị Hoàng đế của Đế quốc Đức, kiêm Quốc vương Phổ, tuy nhiên vẫn tồn tại các vương quốc chủ quyền với các quốc vương độc lập liên minh trong đế quốc như Vương quốc Württemberg hoặc Vương quốc Bayern.

Tước vị
(nam / nữ)

Bản ngữ

Lãnh thổ sử dụng

Ghi chú
Hoàng đế /
Nữ hoàng

(la) Imperator[1] /
Imperatrix

(de) Kaiser[2] /
Kaiserin

Đế quốc La Mã Thần thánh

(ru) Император /
Императрица

(ru) Царь /
Царица

Đế quốc Nga

Tước hiệu Император chính thức dùng cho các Nga hoàng từ thời Pyotr Đại đế trở đi, song song với tước hiệu Царь.
(fr) Empereur /
Impératrice

Đế quốc Pháp

Tước hiệu của Hoàng đế Pháp nhà Bonaparte
(de) Kaiser /
Kaiserin

Đế quốc Áo
Đế quốc Đức

(bg) Цар /
Царица

Đế quốc Bulgaria

Quốc vương /
Nữ vương

(en) King /
Queen

Đế quốc Anh

(de) König /
Königin

Vương quốc Đức
Vương quốc Bohemia
Vương quốc Phổ
Vương quốc Württemberg
Vương quốc Bayern
Vương quốc Sachsen

(it) Rex /
Regina

Vương quốc Ý

(fr) Roi /
Reine

Vương quốc Frank
Vương quốc Pháp
Vương quốc Navarre

(es) Rey /
Reina

Vương quốc Tây Ban Nha

(pt) Rei /
Rainha

Vương quốc Bồ Đào Nha

(sv) Kung (hoặc Konung) /
Drottning

Vương quốc Thụy Điển

(hu) Király /
Királynő

Vương quốc Hungary

(pl) Król /
Królowa

Vương quốc Ba Lan

Đại công tước /
Nữ Đại công tước

(de) Erzherzog /
Erzherzogin

Đại công quốc Áo

Tước vị cao nhất dưới các tước vị hoàng đế và quốc vương trong Đế quốc La Mã Thần thánh.
(de) Groussherzog /
Groussherzogin

Đại công quốc Hessen
Đại công quốc Oldenburg
Đại công quốc Baden

(it) Granduca /
Granduchessa

Đại công quốc Toscana

(lb) Groussherzog /
Groussherzogin

(fr) Grand-Duc /
Grande-Duchesse
(de) Groussherzog /
Groussherzogin

Đại công quốc Luxembourg

Đại thân vương /
Nữ Đại thân vương

Đại vương công /
Nữ Đại vương công

(ru) Великий Князь /
Великая Княгиня

Đại công quốc Rus
Đại công quốc Moskva
Đại công quốc Vladimir

Danh hiệu “Đại vương công” dùng chuyển ngữ cho tước hiệu nhà cai trị thực quyền, còn danh hiệu “Đại thân vương” dùng chuyển ngữ cho tước hiệu danh nghĩa, dù chúng cùng từ gốc.
(de) Großfürst /
Großfürstin

Đại công quốc Siebenbürgen

(lt) Didysis kunigaikštis /
Didžioji kunigaikštytė

Đại công quốc Litva

(fi) Suurherttua /
Suurherttuatar

(fi) Suuriruhtinas /
Suuriruhtinatar

Đại công quốc Phần Lan

Vương côngSửa đổi

Một số trường hợp tước vị bậc thấp hơn (như Hoàng thân hoặc Đại công tước) nhưng có bao gồm quyền cai trị trên lãnh thổ có chủ quyền, cũng được xếp trong đề mục này.

Tước vị
(nam / nữ)

Bản ngữ

Lãnh thổ sử dụng

Ghi chú
Công tước /
Nữ công tước

(en) Duke /
Duchess

Công quốc Cornwall
Công quốc Lancaster

(fr) Duc /
Duchesse

Công quốc Bourgogne
Công quốc Normandy
Công quốc Orléans
Công quốc Lorraine

(de) Herzog /
Herzogin

Công quốc Bayern
Công quốc Bremen
Công quốc Pommern
Công quốc Sachsen

(it) Duca /
Duchessa

Công quốc Milano
Công quốc Parma
Công quốc Firenze

Thân vương /
Nữ thân vương

Vương công /
Nữ vương công

(en) Prince /
Princess[3]
Công quốc Wales

(fr) Prince /
Princesse

(it) Principe /
Principessa

Công quốc Monaco

(fr) Prince /
Princesse

Công quốc Andorra

(de) Fürst /
Fürstin

Công quốc Liechtenstein

(ru) Князь /
Княгиня
Công quốc Tver
Công quốc Kholm
Công quốc Novgorod

Dưới đây là danh sách các tước hiệu quý tộc Âu châu theo thứ tự từ cao đến thấp:

Tiếng Anh
Tiếng Đức
Tiếng Nga
Tiếng Pháp
Tiếng Latin
Tiếng Việt
Emperor,
Empress

Kaiser,
Kaiserin

Император (Imperator),
Императрица (Imperatritsa)
Царь (Tsar),
Царица (Tsaritsa)

Empereur,
Imperatrice

Imperator Augustus,
Imperatrix Augusta

Hoàng đế,
Nữ hoàng/Hoàng hậu
King,
Queen

König,
Königin

Король (Korol),
Королева (Koroleva)

Roi,
Reine

Rex,
Regina

Quốc vương,
Nữ vương/Vương hậu
Viceroy,
Vicereine

Vizekönig,
Vizekönigin

Bице-Kороль/(Vitse-Koroléva),
вице Королева(Vitse- Koroleva)

Viceroi,
Vicereine

Prorex,
Proregina

Phó vương,
Phó nữ vương
Grand Duke,
Grand Duchess

Großherzog/Großfürst,
(Groß-)Herzogin/(Groß-)Fürstin

Великий Герцог (Velikiy Gertsog),
Великая Герцогиня (Velikaya Gertsoginya)

Grand Duc,
Grande Duchesse

Magnus Dux,
Magna Ducissa

Đại công tước/ Nữ Đại công tước
Prince,
Princess

Fürst,
Fürstin

Князь (Knyaz),
Княгиня (Kniaginya)

Prince,
Princesse

Princeps

Vương công/Thân vương
Duke,
Duchess

Herzog,
Herzogin

Герцог (Gertsog),
Герцогиня (Gertsoginya)

Duc,
Duchesse

Dux
Ducissa

Công tước / Nữ công tước
Marquess,
Marchioness

Markgraf,
Markgräfin

Маркиз (Markiz),
Маркиза (Markiza)

Marquis,
Marquise

Marchio

Hầu tước / Nữ hầu tước
Earl/Count,
Countess

Graf,
Gräfin

Граф (Graf),
Графиня (Grafinya)

Comte,
Comtesse

Comes,
Comitissa

Bá tước / Nữ bá tước
Viscount,
Viscountess

Vizegraf,
Vizegräfin

Виконт (Vikont),
Виконтесса (Vikontessa)

Vicomte,
Vicomtesse

Vice comes,
Vice comitissa

Tử tước / Nữ tử tước
Baron,
Baroness

Freiherr,
Freifrau

Барон (Baron),
Баронесса (Baronessa)

Baron,
Baronne

Baro

Nam tước / Nữ nam tước

Đại công tướcSửa đổi

  • Áo: Tất cả các vương tử của dòng dõi Habsburg và Habsburg-Lothringen đều có tước hiệu là Đại Công tước Áo (tiếng Anh: Archduke, tiếng Đức: Erzherzog).
  • Nga: Trước kia các nhà cai trị lãnh địa Nga chỉ có quyền lực hạn chế như các lãnh chúa địa phương, thường được chuyển ngữ tước hiệu là Vương công (Князь), một số lãnh chúa có quyền lực ảnh hưởng trên các lãnh chúa khác được gọi là Đại vương công (Великий князь – Velikiy Knyaz, tiếng Anh: Grand Duke hoặc Great Prince, tiếng Đức: Großfürst). Năm 1547 Đại vương công Moskva là Ivan Hung đế (Иван Грозный, Ivan IV) xưng là “Sa hoàng” (Царь) để khẳng định vị trí đặc biệt hơn hẳn các đại vương công khác. Danh hiệu đó đặt Ivan IV ngang hàng với các vua chúa châu Âu, coi như ông là kế thừa các hoàng đế Đông La Mã ngày xưa. Các tước hiệu Великий князь và Князь dần dà chỉ còn danh nghĩa, dùng để chỉ những thành viên không nắm quyền cai trị trong Hoàng gia Nga, từ đó được chuyển ngữ lại thành Đại công tước (Великий князь) và Công tước (Князь – Knyaz, tiếng Anh: Prince, tiếng Đức: Fürst). Từ khi triều đình Aleksandr III (1881-1894) cải cách lại thì chỉ những người trực hệ của Nga hoàng mới được phép dùng tước hiệu là Đại công tước, những người hoàng thân khác chỉ được phép có tước hiệu là Công tước
  • Luxembourg: Hiện nay tước hiệu quân chủ Đại công quốc Luxembourg là Đại công tước Luxembourg.

Công tướcSửa đổi

  • Đức: Công tước là một trong những tước hiệu cao nhất trong hệ thống quý tộc ở Đức. Trong thời kỳ của đế quốc La Mã Thần thánh, Công tước là những người trị vì lãnh thổ sau các vua và hoàng đế. Trong thời Hậu trung cổ các Herzog (công tước), Landgraf, Markgraf và Pfalzgraf (hầu tước) đều thuộc về giai cấp Fursjt. Tuyển hầu tước (tiếng Anh: Elector, tiếng Đức: Kurfürst) là những người trong đẳng cấp này được tuyển lựa ra để bầu hoàng đế La Mã Thần thánh.

Tử tướcSửa đổi

  • Anh: hệ thống quý tộc của Anh không có tước hiệu Count; tương đương của tước hiệu này được gọi là Earl. Nếu được phong tước thì con của Count sẽ được gọi là tử tước Viscount.(Là danh hiệu thấp nhất trong tước vị quý tộc dòng chính thống.)
  • Ngoài ra còn có các tước vị đặc cách như: Đại công tước(con cháu hoàng tộc) cao nhất; Thánh tước và công tước cùng bậc địa vị; Hầu tước,Phiên hầu tước,Hậu tước cùng bậc địa vị, ngoài ra còn có Bạch tước…….

Ghi chúSửa đổi

  • Hoàng tử, Vương tử, Công chúa, Vương phi, Hoàng thân không phải là tước hiệu để phong, mà là danh từ chỉ quan hệ thân thích với vua hoặc hoàng đế.
  • Hiện nay có ba quốc gia ở châu Âu được gọi là Công quốc: Andorra, Monaco và Liechtenstein. Monaco và Liechtenstein do Vương công đứng đầu, còn Andorra do Tổng thống Pháp và Giám mục xứ Urgel (Tây Ban Nha) cùng lãnh đạo.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^

    Khởi thủy là một danh hiệu tôn xưng cho các lãnh đạo quân sự nhiều chiến công trong Quân đội Đế quốc La Mã. [1]

  2. ^

    Khởi thủy là một danh hiệu danh cho các phó hoàng đế La Mã trong thời kỳ Tứ đầu chế của Đế chế La Mã. [2]

  3. ^

    Tùy theo ngữ cảnh, từ Prince / Princess có thể hiểu như là tước hiệu quý tộc, hoặc để chỉ quan hệ với hoàng gia (Hoàng thân hoặc Hoàng tử / Hoàng nữ)

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Chế độ quân chủ Anh: Trang web chính thức
  • Bảng chú giải thuật ngữ về các tước hiệu Cao quý, Quý tộc, Hoàng gia và Quân chủ

Post Comment