Tuesday, 21 May 2024
blog

Cách xưng hô với nhà sư

Có nhiều người Phật Tử đi chùa lâu năm; nhưng cách xưng hô vẫn chưa hiểu rõ. Hôm nay chúng tôi sẽ viết về vấn đề này một cách rõ ràng, để quý vị lãm tường và cố gắng thực hiện cho thêm phần công đức lợi lạc trong cuộc sống đạo của mình.

Nội dung chính

  • 1. Nguyên tắc thứ nhất: Không bao giờ mong giàu
  • 2. Nguyên tắc thứ hai: Phải hiểu rằng nghèo là do mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ điều này đồng thời sám hối nghiệp xưa
  • 3. Nguyên tắc thứ ba: Biết rằng nhờ cảnh nghèo mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên đời mà nếu giàu có thể chưa chắc đã có
  • 4. Nguyên tắc thứ tư: Dù nghèo những vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh
  • 1. Phật báo tin sắp nhập Niết bàn
  • 2. Phật nói Kinh Di Giáo và những lời phú chúc
  • Dịp thanh minh, nhiều gia đình đi tảo mộ người thân tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) đã ghé qua viếng mộ 3 mẹ con chị Nguyễn Ngọc Minh (Hà Nội) nạn nhân của vụ rơi máy bay MH17 giữa năm trước.
  • Đây là một ngày tết không lớn nhưng lại mang một ý nghĩa nhân văn lớn lao.
  • Dưới đây là những hình ảnh khách hàng viếng thăm người thân tại Lạc Hồng Viên:
  • Video liên quan

Thông thường ở ngoài đời mình kính trọng ai hay có những cử chỉ kính, nể, sợ và khi mình khinh khi ai có những cử chỉ trái ngược lại. Trong hai chữtrọngvàkhinhcũng đã hàm chứa rõ ý nghĩa của nó rồi. Trọng nghĩa là nặng chồng chất lên. Khinh có nghĩa là nhẹ hoặc là riêng rẻ. Và hai chữxưngcũng nhưhôcũng đã hình dung cho chúng ta biết được rằng có người trên kẻ dưới và người dưới đối với kẻ trên. Ở ngoài xã hội đã thế, trong chùa cũng có lối xưng hô tương đối khá đặc biệt hơn. Chúng tôi sẽ lần lượt trình bày như sau :

Vẻ đẹp thanh tịnh củaChùa Kim Sơn Lạc Hồng tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên

A/ Giới xuất gia đối với người xuất gia

Người xuất gia là người đã rời bỏ gia đình, bà con thân thuộc, vào chùa để sống một cuộc sống đạo hạnh. Xem công danh, địa vị nhẹ tợ hồng mao. Nhưng không có nghĩa là không có trên dưới phân minh. Vì trong luật cảnh sách có dạy rằng: Bất kính thượng trung hạ tọa, như Bà La Môn tụ hội vấn thù. Nghĩa là kẻ nào không biết kính trên, nhường dưới và kẻ giữa mình, cũng giống như những người Bà La Môn ngồi nói chuyện phiếm. Vì thế, việc xưng hô ở đây không còn là giai cấp nữa, mà là một tôn ti trật tự trong cuộc sống hằng ngày.

a) Người lớn tuổi đạo với kẻ nhỏ tuổi đạo

Tuổi đạo ở đây được căn cứ theo công đức tu hành trong các phẩm vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức, Sa Di và Chú Tiểu.

Người lớn tuổi đạo được ngồi trước và ngồi trên hay gọi người dưới mình bằng tên hoặc bằng cấp bậc. Ðôi khi vị Hòa Thượng gọi một Thượng Tọa bằng Thầy hoặc pháp danh của vị ấy và vị Thượng Tọa gọi vị Ðại Ðức, vị Ðại Ðức gọi Sa Di cũng vậy. Người lớn tuổi đời; nhưng nhỏ tuổi đạo, vẫn phải xếp theo thứ lớp trong chùa chứ không như ngoài thế tục được.

Một vị Hòa Thượng khi nói chuyện với người dưới thường hay xưng tôi hoặc chúng tôi. Có nhiều người thắc mắc tại sao chỉ có một người mà hay thấy quý Thầy xưng là chúng tôi. Vì lẽ rằng Ðạo Phật là Ðạo diệt ngã. Ở Ðời người ta bị khổ đau vì cái ta nhiều quá. Nên xưng chúng tôi cũng có nghĩa là có ý san bằng cái ngã tự kỷ của mình với ý niệm diệt ngã trong Ðạo Phật. Hoặc xưng chúng tôi cũng có nghĩa là nhún nhường. Có nhiều vị Thượng Tọa xưng là bần Tăng đối với người dưới hoặc ngay đối với kẻ trên, để chỉ cái nhỏ bé của mình đối với kẻ khác.

Các phật tử thể hiện lòng biết ơn tới các thầy trong Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu tại Chùa Kim Sơn Lạc Hồng

b) Người nhỏ tuổi đạo đối với những vị lớn tuổi đạo

Chú Tiểu thường xưng với vị Sa Di là con. Vị Sa Di mỗi khi trình lên với vị Ðại Ðức một việc gì cũng thường hay bạch Thầy và xưng con. Cũng có nhiều vị Ðại Ðức đối với các vị Thượng Tọa cũng bạch Thầy, xưng con vậy. Lắm khi nhiều vị Thượng Tọa được Phật Tử nể kính tôn sùng; nhưng khi về lại chùa xưa gặp vị Hòa Thượng Bổn Sư của mình, ngoài việc bạch Thầy, xưng con ra còn phải đảnh lễ nhiều lần như thế nữa, để tỏ tình Sư Ðệ. Ðiều này cho chúng ta thấy rằng dầu người đệ tử của mình có trở thành một vị Thầy như thế nào đi chăng nữa, đối với Thầy Tổ của mình vẫn cung kính như xưa; không vì phẩm vị mà quên đi đạo nghĩa của ân sư.

Có nhiều người mới thọ giới hôm trước, ngày sau đã đắp y đội mũ xưng mình là một bậc Tỳ Kheo trong thiên hạ, không hổ thẹn lắm ru !! Hoặc hiêu hiêu tực đắc cống cao ngã mạn xem người trên kẻ dưới chẳng ai bằng. Vì thế Ðức Phật thường hay chế giới ra là để răn cấm những người phá giới.

B/ người xuất gia đối với các vị tại gia cư sĩ

Ðược gọi là một cận sự nam hay một cận sự nữ khi nào người Phật Tử đó đã quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới hoặc Bồ Tát giới tại gia. Khi quy y, mỗi người Phật Tử có một vị Thầy truyền giới cho mình. Vị ấy gọi là Thầy Bổn Sư. Tức là vị Thầy chính của mình. Trong gia đình, con cái đối với cha mẹ như thế nào; ở cửa Ðạo, người Phật Tử tại gia cũng kính trọng Thầy Bổn Sư của mình như thế ấy. Vị Thầy của mình quy y cũng giống như là một vị hướng dẫn tinh thần của mình trong cửa đạo vậy. Vì lẽ ấy nên giữa tình nghĩa Thầy đối với đệ tử cũng như đệ tử đối với Thầy được phân định như sau :

Các Sư Thầy Chùa Kim Sơn Lạc Hồngđang làm lễ Cầu siêu cho hương linh an nghỉ tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên

a) Các vị xuất gia xưng với các đệ tử

Ðệ tử ở đây có thể kể cả hai giới xuất gia lẫn tại gia. Ít có Thầy nào tự xưng mình là Hòa Thượng, Thượng Tọa hoặc Ðại Ðức, mà những phẩm này do người dưới vì sự kính cẩn nên mới xưng tụng. Nếu có chăng đi nữa ở chỗ tâm tình, vị Thầy thường hay xưng với đệ tử của mình là Thầy hoặc tôi v.v và vị Thầy đó gọi các vị Cư sĩ tại gia bằng tên, pháp danh, Ðạo Hữu hoặc Phật Tử v.v Ví dụ một vị Thầy muốn gọi đệ tử của mình thường hay nói như thế này:

Nầy Hạnh Tâm! lại đây Thầy nhờ cái này một chút.

Hoặc Như Nguyện! Thầy muốn nhờ con đi mua dùm cái nầy cho Thầy một chút v.v Nếu vị đệ tử ấy lớn tuổi đời hơn mình, vì lối xã giao thông thường hằng ngày nên gọi là anh, chị hay Bác v.v để phù hợp với các xưng hô của thế trần. Nhưng nếu gọi đúng phải gọi là Ðạo Hữu, Phật Tử hoặc Pháp danh là hay hơn cả.

b) Các vị tại gia Cư sĩ xưng hô với quý vị xuất gia

Trường hợp này có nhiều vấn để để viết nơi đây. Có nhiều vị Cư sĩ khi gặp một vị Thầy, vị Thầy này có thể lớn hoặc nhỏ tuổi, đạo hạnh hay bình thường, hay xưng bằng tôi, con, cháu v.v Có nhiều trường hợp xưng bằng em nghe cũng ngộ nghĩnh và người nghe cảm thấy hơi nực cười.

Tại vì sao người Phật Tử xưng tôi đối với một vị Thầy ?

Có thể vì họ chưa hiểu đạo. Hoặc vì họ nghĩ rằng họ lớn hoặc bằng tuổi với vị Tu sĩ kia. Nhưng nghĩ như thế là lầm. Vì mình tuổi đời lớn, chứ tuổi đạo có lớn đâu. Người nhỏ tuổi nhưng kiếp này đã tu trước mình, có nghĩa là kiếp trước họ đã tu và kiếp này họ đang tiếp tục. Còn mình mặc dầu đương lớn tuổi; nhưng chưa có duyên với Phật Pháp, nên vẫn là kẻ đi sau. Tuy lớn nhưng mà nhỏ.

Trong kinh Pháp Hoa có nói rằng: Có người trăm tuổi chỉ là một gã thanh niên bảo đây là cha ta và người thanh niên kia chỉ người trăm tuổi bảo đây quả thật là con ta. Cha trẻ mà con già. Ðây là ý nghĩa đã trình bày như trên vậy.

Hoặc cũng có thể người Phật Tử tự cảm thấy rằng mình có địa vị hơn, giàu có hơn, học thức hơn, nên xưng tôi cũng không có gì khó coi lắm.

Ðịa vị, giàu có và học thức là chuyện của thế gian. Còn người tu tất cả phải xem đời là vô thường mộng ảo, đối với họ đâu có gì quý báu ngoài giá trị của chơn tâm !

Tại sao người Phật Tử thường hay xưng con với một vị Tăng Sĩ ?

Có thể đây là những người đi chùa lâu năm và hiểu đạo. Có nhiều cụ già 70 tuổi; nhưng gặp một vị Ðại Ðức trẻ vẫn bạch Thầy, xưng con ngọt xớt, đôi khi làm cho vị tân Ðại Ðức ấy cũng ngại ngùng. Thế nhưng ở đây có 2 điều lợi:

Ðiều thứ nhất người tự xưng có thể dẹp bỏ tự ái, cống cao ngã mạn của mình.

Ðiều thứ hai người được xưng tụng phải xấu hổ mà cố gắng tu hành. Nếu không lo tu, các công đức đều bị mất dần hết.

Có nhiều vị Phật Tử còn lạy các vị Tăng nữa. Ở đây cũng có hai vấn đề được đặt ra :

Vấn đề thứ nhất vì cung kính đức hạnh của vị Tăng mà lạy. Khi lạy, người Phật Tử dẹp được các tự ái ngã mạn của mình.

Vấn đề thứ hai được đặt ra là: Vị Tăng ấy có xứng đáng cho mình lạy không ? Có lẽ những người Phật Tử vì quan niệm rằng vị Tăng ấy xứng đáng nên mình mới lạy. Nhưng xứng đáng hay không phần người lạy được thêm phước; kẻ bị lạy, mất đức rất nhiều; nếu đức của vị Tăng ấy có. Nếu vị Tăng đó không có đức thì đức đó bị giảm dần và đôi khi còn bị trừ đi nữa là khác. Do đó dầu ở bất cứ trường hợp nào, người lạy vẫn có phước mà kẻ bị lạy bị hao tổn phước đức rất nhiều. Vì thế cần phải tu hành tinh tấn nhiều hơn nữa. Trong luật cũng có dạy rằng một vị Sư Bà khi gặp một vị tân Ðại Ðức cũng phải cung kính như bậc Thầy của mình. Do đó, một Cư sĩ tại gia đối với một người xuất gia xưng bằng con là một điều đúng hơn cả.Conở đây làcon tinh thầncủa các vị Tăng Sĩ vậy.

Tăng ni, Phật tử đang làm lễ tại Chùa Kim Sơn Lạc Hồng

Tại sao có nhiều vị Cư Sĩ gặp quý Thầy, quý Sư Cô xưng bằng cháu hoặc em ?

Vì họ nghĩ rằng mình đáng vai cháu hoặc em của các vị Thầy này. Nghĩ như thế là nghĩ theo thế gian pháp. Phật pháp không như thế gian pháp được.

Nếu xưng em mà một vị Cư sĩ nam đối với một vị Tăng sĩ nghe còn tạm được, mặc dầu hơi chướng tai. Nhưng nếu là một nữ thí chủ mà xưng em với một vị Thầy thì nên coi chừng sẽ bị tai tiếng hoặc sự dòm ngó bên ngoài.

Có nhiều bà xưng với Sư Cô hoặc Sư Bà bằng em điều này có thể tạm được. Nhưng nếu các vị Cư sĩ nam không lẽ xưng với Sư Cô bằng anh hay Bác sao? Do đó xưng con vẫn là hay hơn cả.

Có nhiều người Phật Tử trước mặt thì bạch Thầy xưng con; nhưng lúc không có mặt vị Thầy đó thường hay gọi là ông Hạnh Tâm, ông Hạnh Ðức v.v làm như thế là tự mình dối lòng mình rồi. Có mặt Thầy cũng như sau lưng Thầy nên gọi bằng Thầy. Có nhiều người kính trọng Thầy, ít gọi tên Thầy mà hay gọi tên của chùa Thầy ấy trụ trì. Ví dụ như Thầy Vạn Ðức hay Ôn Chúc Thánh v.v Có nhiều người còn gọi ông Thầy Tâm Ðức, ông Thầy Vạn Phước v.v Ðây là cung cách gọi của những người chưa hiểu đạo. Nếu gọi bằng ông Thầy, có lẽ phải có thêm Bà Thầy mới đúng. Bà Thầy ở Việt Nam chưa có, nhưng ở Nhựt thì đã có từ lâu. Vô hình chung các Phật Tử Việt Nam đã đồng hóa Thầy của mình mà không biết. Hoặc có nhiều người lúc cung kính thì bạch Thầy xưng con ngọt xớt; nhưng khi có chuyện gì thì xắn quần quá gối đứng trước cửa chùa chửi vô cái thằng cha Thầy chùa đó thế này thế nọ hoặc Sư gì như Sư hổ mang hoặc Tế Ðiên Hòa Thượng v.v Ðiều đó chứng tỏ được khả năng hiểu đạo của họ khá nhiều rồi. Viết đến đây sực nhớ một câu chuyện ngày xưa khi Ðức Phật còn tại thế như sau:

Có một người Bà La Môn vì ganh ghét với Ðức Phật, nên ngày nào cũng đến nơi Ðức Phật ở để chửi rủa Ngài rất thậm tệ, đến khi sức mỏi lực hao Ðức Phật vẫn không có một thái độ nào cả. Người Bà La Môn kia mới hỏi Ðức Phật rằng:

Bộ ông là gỗ đá sao mà tôi chửi ông không biết hổ thẹn ?

Ðức Phật hỏi lại rằng: Nếu nhà ngươi có đám giỗ, làm cỗ thật nhiều, sau khi giỗ xong, mang cỗ ấy đến biếu người hàng xóm. Nếu người hàng xóm ấy từ chối. Vậy mâm cỗ ấy về ai ?

Người Bà La Môn kia trả lời rằng: Thì về người cho mâm cỗ chứ về ai nữa.

Ðức Phật mới dạy rằng: Ở đây cũng thế đó. Lâu nay ngươi đến đây chửi ta; nhưng ta không nhận. Vậy xin trả lại cho ngươi đó.

Người Bà La Môn ấy xấu hổ ra về.

Việc học đạo và tu theo đạo Phật là vậy đó. Mình đi chửi người hoặc xem thường người, chính tâm ta và miệng ta dơ bẩn trước; trong khi người khác vẫn còn trong sạch. Nên để ý lắm thay !

Có một vị Thiền sư Nhật Bản thế kỷ thứ 13 có dạy đệ tử của Ngài rằng: Ngươi học đạo phải nên thận trọng, Thái độ của mình lúc tiếp khách như thế nào thì khi ở trong phòng riêng của mình cũng như thế ấy. Câu nói tuy đơn giản nhưng ý nghĩa biết dường nào, chúng ta nên xem kỹ lại. Vì thế cho nên lúc có Thầy cũng như khi không có Thầy, lúc nào cũng xem giống nhau, không nên thiên lệch mà tổn phước cho chính thân mình.

Phật tử sau khi làm lễ tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng đã đến thăm viếng những hương linh đang an nghỉ tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên

c) Các vị Phật Tử tại gia đối với các vị Phật Tữ tại gia

Ở đời thường hay gọi Cụ, Ông, Bà, Chú, Bác, Cô, Dì, Anh, Chị, Em v.v nhưng khi vào chùa nên gọi bằng pháp danh với nhau có lẽ dễ nghe hơn. Cũng có thể gọi nhau bằng anh, bằng chị nhưng là anh Nguyên Giác, chị Diệu Mỹ v.v nghe nó có vẻ Thiền vị nhiều hơn là ông này bà kia.

Có nhiều chùa còn nghe ông bà Ðại Tá, ông bà Ðại Sứ, ông Kỹ Sư v.v nhưng khoe khoang như thế để làm gì. Ðó chẳng qua là nhãn hiệu của phù trần, đâu có cần thiết gì trong cửa đạo. Vì chuyện của thế gian là chuyện của khổ đau tục lụy. Chuyện của Thiền môn là chuyện của giải thoát nhiệm mầu. Khi vào chùa chúng ta nên cởi bỏ những nhãn hiệu ấy đi và nên để ngoài cổng chùa cho Thiền môn được yên tĩnh.

Trong chùa hai danh từ thường hay được gọi là Ðạo Hữu hoặc Phật Tử. Ðạo Hữu là những người bạn cùng trong một Ðạo với nhau. Phật Tử là những người con của Ðức Phật. Dùng danh từ nào cũng đúng nghĩa cả. Nhưng thông thường danh từ Ðạo Hữu có vẻ già và đạo mạo hơn nên để dành cho những vị lớn tuổi. Danh từ Phật Tử có vẻ trẻ trung nên để gọi nhau với những người trẻ.

Trên đây là một số danh từ thông thường trong cách xưng hô ở chùa. Chúng tôi viết lên đây chỉ nhằm mục đích xây dựng đạo, không có ý chỉ trích ai, hoặc khuyên bảo điều gì. Nếu quý vị Phật Tử tại gia thấy cần thiết thì nên chấp nhận. Nếu thấy không hợp thời, không hợp cơ cũng chẳng có sao. Vì Ðạo Phật là Ðạo Tự Giác. Không có quyền năng gì để đi ép buộc người khác phải theo mình. Nếu có chăng, trong tinh thần tự độ và độ tha mà thôi.

Chúng tôi quan niệm rằng: Sự thật bao giờ cũng là sự thật; nên không ngại viết ra những dòng này để xây dựng một vài khuyết điểm nếu đã, đương và sẽ có trong cửa Thiền. Cũng sẽ có nhiều vị chống đối chúng tôi. Vì chúng tôi đã viết lên sự thật. Nhưng người viết bài này không còn cách nào hơn là phải chấp nhận sự thật vậy. Dù cho sự thật ấy có phũ phàng cay đắng. Biết mà không nói không phải là người có tâm, vì tha nhân mà nói mà không biết quả là người chưa biết bơi mà đã tự đi cứu người. Do đó, nếu bài này có đến mắt quý độc giả, Phật Tử cũng như không Phật Tử; người Ðạo Phật cũng như kẻ Ðạo khác xem đây như là một đóng góp chung nho nhỏ trong sứ mạng truyền giáo và hộ giáo của Tăng cũng như của Tục trong cuộc sống tha hương nơi hải ngoại ngày nay.

Chỉ bằng một cú nhấp chuột, người thân có thể mua những đồ cúng như hoa tươi, xôi, gà luộc hay rượu, vàng mã để đặt lên cúng mộ của người thân.

Người Việt Nam vốn có truyền thống đến thăm mộ người thân trước ngày giỗ hoặc và dịp lễ, Tết, Thanh minh, Vu Lan nhưng với cuộc sống hiện đại nhiều bận bịu, xu hướng dịch vụ cúng giỗ online đang giúp nhiều người Việt Nam sống ở bất kỳ đâu vẫn giữ được truyền thống này chỉ với một chiếc laptop và thẻ Master. Vào mùa Vu Lan, dịch vụ này lại được nhiều người Việt Nam lựa chọn.
Theo đó, sau khi khách lựa chọn những đồ cúng qua mạng, các nhân viên nghĩa trang sẽ mang những đồ cúng này tới những ngôi mộ của gia chủ, rồi gửi lại ảnh hoặc video qua email cho khách.
Đồ lễ của dịch vụ online thường được các đơn vị quản lý nghĩa trang công khai và chi tiết trên mạng nhưhoa cúc 6.000 đồng/bông, mâm ngũ quả cỡ nhỏ 160.000 đồng/mâm, hương 7.000 đồng/bó, tiền vàng 25.000 đồng/lễ

Giá đồ lễ được công khai trên trang web của dự án nghĩa trang Lạc Hồng Viên

Phạm Minh Việt (30 tuổi, kỹ sư xây dựng, thường trú ở Phương Mai, Hà Nội) cho biết: Vu Lan này, tôi bận việc nên không thể đến thăm mộ bố mẹ được. Tôi vừađặt hoa quả và rượu quê qua mạng để cúng cha mẹ mình. Dịch vụ này không thể thay thế thờ cúng truyền thống nhưng do không có thời gian thăm mộ bố mẹ thường xuyên nên dịch vụ này giúp chúng tôi cảm thấy đỡ áy náy với bố mẹ hơn.
Chị Hoàng Thị Hà, nhân viên ngành thời trang, vốn là người gốc Hà Nội nhưng hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM kể, 3 năm nay, chị bận bịu công việc nên ngày rằm, mồng một hàng tháng và ngày Tết Đoan Ngọ, Thanh Minh, lễ Vu Lan, chị đều sử dụng dịch vụ cúng giỗ qua mạng.
Ban đầu sử dụng dịch vụ này, tôi cũng không yên tâm vì sợ dịch vụ làm không tốt nhưng sau khi xem qua ảnh thấy mâm cỗ được sắp cúng cho em trai và ba tôi, tôi rất hài lòng. Thiết nghĩ, đây và việc tâm linh nên những người làm dịch vụ này cũng không thể làm qua loa được chị Hà chia sẻ.

Khách hàng N.V.A đặt mua mâm hoa quả với giá 160.000 đồng để cúng người thân

Bà Trương Thu Phương (70 tuổi, ở Nghi Tàm, Hà Nội) tâm sự: Tôi thấy công việc hiện tại của con cháu rất bận bịu. Sống trong cùng một căn nhà nhưng các con đi làm khi tôi chưa đi thể dục sáng về, và chúng trở về nhà khi tôi đã nằm trong phòng chuẩn bị đi ngủ. Vì thế, tôi hiểu vì sao dịch vụ này ra đời. Tôi nghĩ, tốt nhất là bọn trẻ nên tới thăm mộ nếu chúng tôi qua đời. Nhưng nếu chúng quá bận thì chúng tôi có thể chấp nhận được.
Ông Trần Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Thương mại Toàn Cầu, chủ đầu tư dự án Lạc Hồng Viên cho hay, dịp Vu Lan này, nhiều người cố gắng lên nghĩa trang tỏ lòng hiếu thuận với người quá cố, song vẫn có không ít người ở xa như trong TP.HCM, đang sinh sống ở nước ngoài đặt hàng dịch cụ cúng giỗ online cho người thân của họ. Có khoảng 30 % khách hàng được an táng tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (tỉnh Hòa Bình) đăng ký sử dụng dịch vụ này. Nhiều người ở xa đã đặt hàng dịch vụ này trọn năm để những ngày rằm, mùng một hàng tháng, phần mộ người thân của họ sẽ được các nhân viên ở nghĩa trang chăm sóc.

Nhân viên nghĩa trang lạc hồng viênđang bày cỗ, thắp hương, hóa vàng cho một ngôi mộ được gia chủ đặt dịch vụ cúng giỗ online

Thông thường, một mâm cỗ cúng online được các khách hàng đặt với giá giao động từ 50.000 300.000 đồng/mâm. Nhiều gia đình còn đưa ra các yêu cầu riêng, đặt hàng những món đồ ăn uống vốn là sở thích của người đã mất. Có cụ bà đương thời hay ăn trầu nên con cháu luôn yêu cầu phải có trầu cau đặt trên mâm lễ. Có cụ ông thì hay hút thuốc lào nên con cháu yêu cầu thêm cái điếu cày và ít thuốc lào. Thậm chí, nhiều người còn yêu cầu người cúng phải hợp tuổi với người khuất, chọn giờ cúng
Nhận xét về dịch vụ này, PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó viện Trưởng Viện văn hóa và phát triển cho rằng: Dịch vụ này tốt, tiến bộ nhưng hiệu ứng với xã hội đến đâu còn tùy vào người sử dụng dịch vụ. Đối với những con cháu ở xa vài nghìn cây số hay ở nước ngoài thì thực sự dịch vụ là một niềm an ủi tinh thần. Còn với những ai lạm dụng dịch vụ này, thay vì có thể đến trực tiếp thăm mộ thì lại ỷ lại việc đặt mâm cỗ cúng online, tức là đạo hiếu đang bị mai một dần. Ở bất cứ một xã hội nào, văn minh cũng không thể thay thế cho văn hóa.

Các nhân viên dịch vụ cúng giỗ online chuẩn bị đồ cúng cho một ngôi mộ được gia chủ đặt hàng.

Chúng ta thường có thói quen than trời trách đất, không ngừng hỏi lý do tại sao mình lại Nghèo dù đã cố gắng nỗ lực rất nhiều. Dưới đây là lý do và những nguyên tắc vàng giúp bạn chuyển nghiệp Nghèo theo Lời Phật Dạy:

1. Nguyên tắc thứ nhất: Không bao giờ mong giàu

Nguyên nhân của những dằn vặt, đau khổ mà người nghèo phải trải qua đó là luôn khát khao được giàu có. Tuy nhiên phải làm phước, phải có phước thì mới có tiền. Phước ở đây chính là những việc làm lợi ích chúng ta giúp người, giúp đời. Còn suốt ngày chỉ ngồi nghĩ về tiền thì tiền càng không đến, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có.

2. Nguyên tắc thứ hai: Phải hiểu rằng nghèo là do mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ điều này đồng thời sám hối nghiệp xưa

Chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa việc không cần tiền và ra vẻ không cần tiền. Đừng để việc không cần tiền tiến thành thái độ tự thấy mình ngon lành mà không cần giàu, không thèm giàu rồi vênh mặt lên coi thường tất cả.
Cái ra vẻ sẽ khiến ta nghèo mãi. Thái độ đúng ở đây là biết chắc chắn mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ mà bây giờ không tự nhìn ra được. Chính cái biết này là sự sám hối âm thầm giúp ta nhanh chóng thoát khỏi nghiệpcũ.

3. Nguyên tắc thứ ba: Biết rằng nhờ cảnh nghèo mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên đời mà nếu giàu có thể chưa chắc đã có

Người sinh ra trong cảnh giàu có thường không thể thấu hiểu và cảm thông được nỗi khổ của người nghèo vì họ chưa từng trải qua.
Cho nên hãy vui mừng vì nhờ nghèo mà mình thương yêu được rất nhiều người bị những người khác bỏ quên.
Thương yêu được mọi người là chất liệu, nền tảng của những việc thiện lành, những việc tạo ra phước đức giúp chúng ta vượt lên.

4. Nguyên tắc thứ tư: Dù nghèo những vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh

Người nghèo làm phước rất dễ dàng. Họ có thể bỏ ra cả triệu đồng để bố thínhưng vẫn không thể quý bằng người nghèo giúp được một người qua cơn đói với bữa cơm đạm bạc.
Thời xưa đã có người từng hỏi Phật: Con nghèo quá, không có gì để bố thí cả. Phật trả lời: Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến.
Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống sẽ được tốt dần lên.

Nhân Qủa Giàu Nghèo TT. Thích Chân Quang

Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!…

1. Phật báo tin sắp nhập Niết bàn

Khi giác hạnh đã viên mãn thì Phật đã 80 tuổi. Ðến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu già. Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng Sa La trong xứ Câu Ly, cách thành Ba La Nại chừng 120 dặm. Một hôm, Ngài gọi ông A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Ngài đến và phán bảo:

-A Nan! Ðạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe pháp, và đạo ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân hình ta, theo luật vô thường, bây giờ như một cổ xe đã mòn rã. Ta đã mượn nó để chở pháp, nay xe đã vừa mòn mà pháp cũng đã lan khắp nơi, vậy ta còn mến tiếc làm gì cái thân tiều tụy này nữa? A Nan! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết bàn.

Tin đức Phật sắp vào Niết bàn, lan ra như một tiếng sét. Các đệ tử của Ngài đi truyền giáo ở các nơi xa, lục tục trở về để cùng đấng Giác Ngộ chia ly lần cuối.

Trong thời gian ba tháng cuối cùng của Ngài, đức Phật vẫn không nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục đi truyền đạo. Một hôm Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than, ông Thuần Ðà, thỉnh Ngài về nhà để thọ trai. Ngài im lặng nhận lời cùng các đệ tử theo ông về. Ðến nhà ông Thuần Ðà dọn ra cúng dường Ngài một bát cháo nấm Chiên đàn, thường gọi là nấm heo rừng, vì giống nấm này rất được giống heo rừng ưa thích.

Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử từ giã ông Thuần Ðà ra đi. Ðược một quãng đường, Ngài giao bình bát cho ông A Nan và truyền treo võng lên, trong rừng cây Ta La (Tàu dịch là cây song thọ, cây có hai nhánh lớn chia ra như hai cái nạn), để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống võng đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phía tay phải, mặt xây về hướng mặt trời lặn, hai chân tréo vào nhau.

Nghe tin Ngài sắp nhập Niết bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong số ấy có một ông già ngoài 80 tuổi, tên Tu Bạc Ðà La đến xin xuất gia thọ giới Sa di với Ngài, Ngài hoan hỷ nhận lời. Ðó là người đệ tử chót trong đời Ngài.

2. Phật nói Kinh Di Giáo và những lời phú chúc

Lúc bấy giờ các đệ tử của Ngài đều có mặt đông đủ, chỉ trừ ông Ca Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa về kịp. Ngài hội tất cả đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối. Ngài phú chúc như sau:

a) Y, bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp.

b) Các đệ tử phải lấy Giới luật làm Thầy.

c) Ở đầu các Kinh phải nên nêu 4 chữ: Như thị ngã văn.

d) Xá lợi của Ngài sẽ chia làm ba phần:

Một phần cho Thiên cung,

Một phần cho Long cung,

Một phần chia cho 8 vị Quốc vương ở Ấn Độ

Sau đây là lời vàng ngọc mà Ngài đã để lại trong giờ phút cuối cùng.

Này! Các người phải tự mình đắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khát, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!…

Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có chân lýcuả đạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!.

Sau khi đã dặn dò cặn kẽ xong, Ngài nhập định rồi vào Niết bàn. Lúc bấy giờ nhằm ngày Rằm tháng Hai Âm lịch (theo giáo sử Trung hoa).

Rừng cây Ta-la tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, trời đất u ám, cây cỏ héo úa, chim chóc im bặt tiếng hót. Vạn vật như chìm lặng trong giây phút nặng nề của sự chia ly.

Các đệ tử tẩn liệm xác Ngài vao trong kim quan và 7 ngày sau, đua kim quan Ngài vào thành Câu thi để tại chùa Thiện Quang và làm lễ trà tỳ (lễ hỏa thiêu).

Tám vị Quốc vương lớn ở Ấn Độ kéo binh hùng tương dũng đến toan tranh dành Xá lợi. Nhưng ông Hương Tích y theo di chúc của Phật, đứng ra điều đình, và nhờ thế việc phân chia Xá lợi đềuđược ổn thỏa.

Trích trong cuốn Phật học Phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

An Thuyên là một nhạc sĩ tài năng. Ông là một người hiền lành, hoà đồng, phúc hậu và rất nhiệt tình với tất cả các ca sĩ. Khi làm việc với ông thì mình có 1 cảm giác rất ấm áp của người đi trước dành cho người đi sau Sự ra đi của bác Thuyên là rất đột ngột và là sự mất mát lớn cho dân miền Trung nói riêng và người yêu âm nhạc nói chung. Đó là chia sẻ của ca sỹ Quang Linh người đã thể hiện rất thành công ca khúc Ca dao em và tôi của nhạc sỹ An Thuyên khi nghe tin ông qua đời ở tuổi 66 sau cơn nhồi máu cơ tim vào ngày 3/7/2015. Những dòng chia sẻ ngắn ngủi của ca sỹ Quang Linh tuy ngắnngủi nhưng đã nói lên chân dung của người nhạc sỹ trong lòng đồng nghiệp và công chúng. Trong những ngày qua, chúng ta đã được đọc những chia sẻ tình cảm của các các sỹ, nhạc sỹ, người hâm mộ và những người yêu mến nhạc sỹ tài hoa An Thuyên rất xúc động, chân thành và nhiều thương tiếc. Đó là sự tiếc thương với một người nghệ sỹ ra để lại vầng trăng bị cắt nửa, đó là niềm đau của những người xem nhạc sỹ như người cha, người thân trong gia đình, dành cho người thầy luôn dành cho học trò sự khích lệ, nâng niu và hy sinh. Và đặc biệt, đó là niềm tiếc nuối của người yêu nhạc, yêu những ca khúc mang đậm chất dân ca, mang đẫm tình người.

Thông tin từ Ban tổ chức lễ tang, lễ viếng nhạc sĩ bắt đầu từ 7h30 đến 12h30 ngày 9/7/2015 tức ngày 24/5 năm Ất Mùi tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội. Lễ an táng cùng ngày tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (xã Dân Hòa huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình). Tang lễ sẽ được tổ chức theo nghi thức dành cho cán bộ cấp cao của quân đội.

Tại Lạc Hồng Viên, Thiếu tướng, Nhạc sỹ An Thuyên sẽ yên nghỉ tại Đồi Mộc, nơi có dòng suối tự nhiên Thủy Long chạy quanh đồi. Vị trí khuôn viên được hai con của nhạc sỹ lựa chọn. Từ sự trân trọng và ngưỡng mộ với những đóng góp của Nhạc sỹ An Thuyên với nền Âm nhạc Việt Nam, Công ty CP ĐTXD và TM Toàn Cầu Chủ đầu tư Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên sẽ chuẩn bị lễ đón Nhạc sỹ chu đáo, tận tìnhnhất. Hiện tại, khuôn viên phần mộ của Nhạc sỹ đang được Lạc Hồng Viên khẩn trương thi công xây dựng.

Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn An Thuyên sinh năm 1949 tại Quỳnh Lưu- Nghệ An. Do cơn đau tim đột ngột, nhạc sĩ An Thuyên đã qua đời vào 16h20 phút ngày 3/7, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 66 tuổi.

Thông tin từ Ban tổ chức lễ tang, lễ viếng nhạc sĩ bắt đầu từ 7h30 đến 12h30 ngày 9/7/2015 tức ngày 24/5 năm Ất Mùi tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội. Lễ an táng cùng ngày tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (xã Dân Hòa huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình). Tang lễ sẽ được tổ chức theo nghi thức dành cho cán bộ cấp cao của quân đội

Ngay sau khi thông tin nhạc sĩ An Thuyên qua đời đột ngột, không chỉ gia đình, người thân mà các thế hệ học trò, nghệ sĩ, công chúng yêu những ca khúc của ông đều bàng hoàng xót xa. An Thuyên là người nhạc sĩ của công chúng đông đảo, và anh ra đi, công chúng yêu nhạc mãi mãi nhớ thương anh, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo viết.

Nhạc sĩ An Thuyên được công chúng yêu mến qua rất nhiều ca khúc, có thể kể như:Ca dao em và tôi, Em chọn lối này, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Hành quân lên Tây Bắc, Khi xe tăng qua miền quan họ, Thơ tình của núi, Chín bậc tình yêu, Huế thương, Neo đậu bến quê, Mẹ Việt Nam anh hùng

Với những sáng tác đi vào lòng người, nhạc sĩ An Thuyên vinh dự nhận được rất nhiều giải thưởng, đặc biệt, năm 2007 ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với chùm tác phẩm:Em chọn lối này, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Hành quân lên Tây Bắc

Hoa khôi Thùy Dương cùng các bạn trẻ Hà thành đã cùng tham gia một hoạt động xã hội ý nghĩa.

Đỗ Thùy Dương, hoa khôi sinh viên Hà Nội 2011, top 5 tài năng vòng chung kết hoa hậu Việt Nam 2014 đã cùng các bạn trẻ ở Thủ đô diện áo dài truyền thống lên chùa thắp hương, cầu mong sức khỏe và những điều an lành.

Hòa vào không khí của ngày lễ Phật Đản (15/4 âm lịch), Đỗ Thùy Dương cùng các bạn trẻ lên chùa thắp hương, thể hiện sự tôn kính, uống nước nhớ nguồn

Thùy Dương chia sẻ, các dịp lễ Tết hay ngày rằm, mùng 1, Dương thường hay đi lễ chùa cùng bà, mẹ để cầu mong sức khỏe và mọi điều tốt lành.

Trong trang phục truyền thống, giữa một không gian trang nghiêm, Thùy Dương cùng các bạn trẻ một lòng thành kính, tưởng nhớ những người đã mất

Hoa khôi Thùy Dương thành kính, tôn nghiêm

Thùy Dương tiếc thương 3 mẹ con người Việt trong vụ MH17 củaMalaysia Airlines bị rơi tại khu vực Donetsk miền đông Ukraine, làm 298 người thiệt mạng. Trong số đó có chị Nguyễn Ngọc Minh (quê Hà Nội) và 2 con là nạn nhân trong vụ tai nạn này. Trong ảnh mộ của 3 mẹ con chị Minh tại Nghĩa trang Lạc Hồng Viên ( Kỳ Sơn, Hòa Bình)

Thùy Dương cho biết, khi xem những hình ảnh về ba mẹ con chị trên báo chí, chị đã không cầm được nước mắt

Thắp nén hương hướng về Phật

Thùy Dương cho biết, cô rất thích không gian chùa bởi ở đây rất yên tĩnh, giúp cho tâm hồn thanh thản

Hiện Thùy Dương là chuyên viên chính sách lao động tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn Việt Nam.

Vẻ đẹp giản dị của Thùy Dương

Cô gái trẻ mong muốn đóng góp tích cực hơn nữa vào các hoạt động xã hội

Hình ảnh đẹp nhất của mỗi cá nhân là được hòa mình vào trong những hoạt động có ý nghĩa Thùy Dương tâm sự.

Đỗ Thùy Dương từng học Đại học Luật Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Thùy Dương làm việc tại Nhà khách Tổng Liên đoàn (thuộc Tổng Liên đoàn Lao động VN).

Hiện tại, Thùy Dương đang tập trung cho công việc và cố gắng hoàn thành khóa cao học trong vòng 2 năm

Văn phòng đại diện 91 Nguyễn Chí Thanh chuyển đến số 324 Thụy Khuê

Để giúp quá trình tìm hiểu, giao dịch của khách hàng khi đến với Lạc Hồng Viên được thuận tiện và dễ dàng hơn, từ ngày 16/5/2015 Văn phòng Đại diện Lạc Hồng Viên tại địa chỉ số 91 Nguyễn Chí Thanh Ba Đình Hà Nội sẽ được chuyển tới số 324 Thụy Khuê Tây Hồ Hà Nội. Đây là phố tập trung nhiều văn phòng, cơ quan, trường học lớn và quan trọng của Thủ đô, vị trí văn phòng đại diện của Lạc Hồng Viên được nằm trên tòa nhà 6 tầng rộng lớn, thoáng mát, sang trọng. Quý khách hàng có thể đỗ ô tô, xe máy ngay tại cửa văn phòng.

Nằm trong chuỗi các sự kiện để hưởng ứng ngày lễ Phật sinh, ngày 25/5/2015 tức ngày 8 tháng 4 năm Ất Mùi, tại trụ sở chính Công ty, số 13 TT4 Khu Đô thị Mỹ Đình, Hà Nội, Ban lãnh đạo Lạc Hồng Viên cùng các cán bộ công nhân viên trang trọng tổ chức lễ Hô thần an vị phật A di đà và lễ mừng Phật Đản sinh. Tại buổi lễ chư tôn đức làm lễ niêm hương bạch Phật với sự tham dự của Hòa thượng Thích Trí Bảo trụ trì chùa Linh Thông- , cùng ông Nguyễn Mạnh Tuyền Chủ tịch HĐQT, ông Trần Tuấn Anh Tổng giám đốc và đông đảo cán bộ công nhân viên công ty cùng tham dự. Buổi lễ hô thần an vị tại Ban thờ tại trụ sở chính của Công ty diễn ra trong không khí thiêng liêng và tôn kính.

Kính gửi Quý Khách Hàng

Thay mặt nhà Chùa, Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng & Thương Mại Toàn Cầu xin gửi Thông báo mời Lễ kính mừng Phật Đản- Lễ vào hè cầu phúc 2015 tới Quý Khách Hàng
Nam mô bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Cùng với niềm hân hoan của những người đệ tử Phật xuất gia và tại gia trên toàn thế giới đón mừngĐại lễ Phật ĐảnPhật lịch 2559. Để tỏ lòng thành kính đối với Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật trong ngày Đản sinh của Ngài, chư tăng và CBCNV Công ty CP Đầu tư XD & TM Toàn Cầu , Phật tử trong huyện Kỳ Sơn long trọng tổ chức Lễ kính mừng Phật đản sinh- Lễ vào hè cầu phúc năm 2015.
Chương trình cụ thể:

Địa điểm: tại chùa Kim sơn Lạc Hồng, Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên, xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình.
Thời gian:15:00ngày30/5/2015tức13/4năm Ất Mùi.
Thành phần tham dự:Phật tử, khách hàng LHV, Ban lãnh đạo Công ty
Nội dung:Lễ kính mừng Phật Đản- Lễ vào hè cầu phúc- Lễ tắm Phật

Dịp thanh minh, nhiều gia đình đi tảo mộ người thân tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) đã ghé qua viếng mộ 3 mẹ con chị Nguyễn Ngọc Minh (Hà Nội) nạn nhân của vụ rơi máy bay MH17 giữa năm trước.

Giữa tháng 11/2014, 3 mẹ con chị Nguyễn Ngọc Minh (sống ở Hà Lan), nạn nhân của vụ rơi máy bay MH17 (hãng Malaysia Airlines) đã được gia đình đưa về an táng tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hòa Bình). Chồng chị Minh là anh Đặng Quốc Thắng, qua đời hồi tháng 8/2013 do tai nạn giao thông ở Hà Lan cũng gia đình đưa về an táng cạnh ba mẹ con.

Khuôn viên phần mộ của gia đình vợ chồng Minh và hai cháu Đặng Minh Châu, Đặng Quốc Duy được đặt ở lưng chừng đồi Kim, có diện tích khoảng 30m2, bao quanh là nhiều cây cảnh và hoa. Dịp thanh minh, nhiều gia đình đi tảo mộ người thân tại nghĩa trang này cũng tìm đến viếng và bày tỏ tiếc thương với 3 mẹ con chị Nguyễn Ngọc Minh.

Đại diện Ban quản lý nghĩa trang cho biết, những người đến viếng ba mẹ con chị Minh phần lớn là bạn trẻ vì từng đọc những thông tin về nạn nhân máy bay MH17. Hàng tuần, người nhà chị Minh cũng thường lên nghĩa trang chăm sóc phần mộ.

Khuôn viên phần mộ các nạn nhân vụ rơi máy bay MH17 được gia đình trồng nhiều cây hoa, được nhân viên nghĩa trang chăm sóc thường xuyên.

Cách không xa phần mộ gia đình chị Nguyễn Ngọc Minh là nơi nghệ sỹ ưu tú Văn Hiệp yên nghỉ.

Nghĩa trang Lạc Hồng Viên được quy hoạch lớn nhất Đông Nam Á, bao quanh 9 ngọn đồi, các phần mộ được thiết kế xây dựng trang trọng theo quy hoạch chung. Nhân viên nghĩa trang có thể thay người nhà chăm sóc cây cảnh, hương khói cho người đã khuất.

Những ngày thanh minh này, nhiều gia đình đến nghĩa trang Lạc Hồng Viên dọn dẹp sạch sẽ phần mộ của người thân. Họ thường cúng lễ tại hai nơi là tại gia đình và tại các ngôi mộ.

Giữa khuôn viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên có ngôi chùa Kim Sơn Lạc Hồng mới được xây dựng giữa năm 2014, cũng thu hút khá đông phật tử và thân nhân các gia đình có phần mộ đến dịp thanh minh.

Thân nhân các gia đình đến chùa nghe thầy trụ trì giảng Phật pháp và được nhà chùa tiếp đãi cơm chay.

Đây là một ngày tết không lớn nhưng lại mang một ý nghĩa nhân văn lớn lao.

Thanh Minh là từ Hán Việt, có nghĩa là trời trong sáng, là lễ tảo mộ. Hoạt động này được tương thích với từng địa phương và theo văn hóa vùng miền.Ý nghĩa ngày Thanh Minh là nhắc nhở con người hướng về nguồn cội, tổ tiên, những người đã sinh ra mình. Là ngày con cháu tụ họp bên gia đình, cùng người thân đi tảo mộ ông bà tổ tiên. Những hoạt động nhỏ nhưng chứa trong đó là một ý nghĩa to lớn. Bên cạnh đó, ngày này ở nhiều địa phương còn gắn với tết Hàn thực, ngày bánh trôi bánh chay (3-3 Âm lịch). Tuy nhiên, mỗi năm một khác, hệ quy chiếu của ngày Thanh Minh lại theo quy luật của lịch dương và thường rơi vào ngày 4 hoặc ngày 5 tháng Tư, trong khi tết Hàn thực là Âm lịch. Có năm theo quy luật vận hành mà hai ngày này trùng nhau, nhưng ở một số địa phương người ta đồng nhất hai ngày này là một.

Hoạt động chính trong ngày tết này đó là đi tảo mộ viếng thăm dọn dẹp mộ thân người thân và về làm cơm thắp hương tổ tiên. Người ta gọi Thanh Minh trong tiết trời xuân bởi dịp này tiết mưa xuân thường ẩm nồm khiến cỏ cây mọc nhanh, xanh tốt, mộ phần cũng vì thế mà rậm rạp hơn. Người ta đi tảo mộ sẽ dọn dẹp, phát quang xung quanh mộ phần và làm cỏ sạch sẽ. Khi những cơn mưa qua làm đất trôi nhiều khiến mộ phần xơ xác người ta đi tảo mộ là để đắp thêm đất cho mộ. Ngày nay, mộ đất không còn, thay vào đó là gạch gói ốp lát sạch sẽ tinh tươm, người đi tảo mộ sẽ dọn dẹp và phát quang cỏ dại xung quanh để tránh các loại con vật làm tổ gây hại đến mộ phần. Sau đó, là đốt vàng mã, thắp hương, cắm hoa.Dịp này cũng là lúc mọi người được đoàn viên, con cháu quây quần, làng xóm vui mừng gặp gỡ. Trẻ nhỏ được theo người lớn ra nghĩa trang thăm mộ tổ tiên, nhắc nhở con cháu, để con cháu biết về nguồn gốc của mình. Người lớn thì chuyện trò đôi ba câu chuyện sau lâu ngày gặp gỡ, các nàng dâu bận rộn bên bếp lửa với những món ăn chuẩn bị cúng gia tiên. Và rồi, cả nhà cùng ăn bữa cơm gia đình ấm cúng.

Tết Thanh Minh ở mỗi vùng miền một khác, tuy nhiên nó vẫn mang một ý nghĩa chung là tưởng nhớ về người thân, tổ tiên ông bà của mình. Là ngày để con cháu thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của mình.

Dưới đây là những hình ảnh khách hàng viếng thăm người thân tại Lạc Hồng Viên:

Post Comment