Saturday, 4 May 2024
blog

Danh sách các chức vụ trong công ty bằng tiếng Anh

Ở các công ty nước ngoài, việc gọi tên các chức danh, chức vụ trong tổ chức không giống nhau. (Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, vị trí nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ chức chủ tịch, tổng thống, thủ tướng, giám đốc…). Trong bài viết này, Học 360 sẽ giới thiệu tới các bạn chi tiết các chức vụ trong công ty bằng tiếng Anh. 

Cùng theo dõi và ghi nhớ tên một số chức vụ quan trọng để tự tin hơn khi được tuyển dụng vào một công ty nước ngoài nhé!

Mục lục

1. Các chức vụ trong công ty bằng tiếng Anh

1.1. Các chức vụ trong công ty ở cấp quản lý

1.2. Tên các chức vụ nhân viên bằng tiếng Anh 

1.3. Tên các phòng ban bằng tiếng Anh

2. Giải thích ý nghĩa một số chức vụ trong công ty

2.1. President /Chairman

2.2. Vice president

2.3. Director

2.4. CEO

2.5. Boss

Các chức vụ trong công ty bằng tiếng Anh

Các chức vụ trong công ty ở cấp quản lý

Tên chức danh tiếng Việt
Tên chức danh theo tiếng Anh
Chủ tịch
President/ Chairman
Nhà sáng lập
Founder
Hội đồng quản trị
Board of Directors (BOD)
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Chairman of the BoD
Phó chủ tịch
Vice president (VP)
Giám đốc điều hành
Cheif Executive Officer (CEO)
Giám đốc thông tin
Chief Information Officer (CIO)
Trưởng phòng hoạt động
Chief Operating Officer (COO)
Giám đốc tài chính
Chief Financial Officer (CFO)
Giám đốc sản xuất
Cheif production officer (CPO)
Giám đốc kinh doanh
Cheif Customer Officer (CCO)
Giám đốc nhân sự
Cheif Human Resources Officer (CHRO)
Giám đốc Marketing
Cheif Marketing Officer (CMO)
Cổ đông
Share holder
Thành viên ban quản trị
Executive
Quản lý
Manager
Trưởng phòng
Department manager/Head of Department
Trưởng bộ phận
Section manager / Head of Division
Trưởng phòng nhân sự
Personnel manager 
Trưởng phòng kỹ thuật
Technical manager/ Head of Technical Apartment
Trưởng phòng kinh doanh
Sales Manager
Trưởng phòng phát triển sản phẩm
Product Development Manager
Trưởng phòng tài chính
Finance manager
Trưởng phòng kế toán
Accounting manager 
Trưởng phòng marketing
Marketing manager
trưởng phòng sản xuất
Production manager
Trưởng bộ phận
Section manager/ Head of Division
Giám đốc dự án
Project Manager

Tên các chức vụ nhân viên bằng tiếng Anh 

STT
Tên chức vụ bằng tiếng Việt 
Tên chức vụ bằng tiếng Anh
1
Giám sát
Supervisor
2
Trưởng nhóm
Team Leader
3
Sếp
Boss
4
Thư ký
Secretary
5
Trợ lý giám đốc
assistant
6
Chủ 
Employer
7
Người làm thuê
Employee
8
Cán bộ, viên chức
Officer = staff
9
Đồng nghiệp
Labour / labor
10
Đồng nghiệp
Colleague
11
Chuyên viên
Expert
12
Cộng tác viên
Collaborator
13
Thực tập sinh
Trainee
14
Người học việc
Apprentice
15
Nhân viên văn phòng
Officer
16
Nhân viên cao cấp
Senior Officer
17
Công nhân
Worker

Tên các phòng ban bằng tiếng Anh

STT
Tên các phòng ban trong tiếng Việt
Tên phòng ban trong tiếng Anh
1
Văn phòng đại diện
Representative office
2
Trụ sở chính
Headquarters
3
Chi nhánh
Branch office
4
Phòng kế toán
Accounting department
5
Phòng hành chính
Administration department
6
Phòng tài chính
Financial department
7
Phòng nhân sự
Personnel department/ Human Resources department (HR)
8
Phòng nghiên cứu và phát triển
Research & Development department
9
Phòng kinh doanh
Sales department
10
Phòng vận chuyển
Shipping Department
11
Cửa hàng bán lẻ
Outlet

Giải thích ý nghĩa một số chức vụ trong công ty

President /Chairman

Chủ tịch (tiếng Anh: president/ chairman) là nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân doanh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc. Chủ tịch còn là người chịu trách nhiệm pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. 
Trong các công ty của Anh, người có quyền hạn cao nhất là Chairman, rồi đến Cheif Excutive Director hoặc Managing DIrector. Sau đó mới đến Giám đốc (Cheif Director/officer), thấp hơn là manager. 

Vice president

Phó chủ tịch (tiếng Anh: Vice President) là chức vụ cao thứ hai trong công ty, chỉ sau chủ tịch. Người này có vai trò tương tự như President, hỗ trợ Chủ tịch giải quyết các vấn đề trong công ty. Khi Chủ tịch vắng mặt thì Phó chủ tịch sẽ là người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. 
Nếu một công ty có Chủ tịch đảm nhiệm luôn vị trí CEO thì quyền hạn sẽ tập trung vào bộ máy lãnh đạo bao gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch, trợ lý chủ tịch…. 

Nếu là công ty cổ phần hoạt động theo cơ chế cổ phần, có Chủ tịch và Giám đốc điều hành (CEO) thì trách nhiệm cũng như vai trò sẽ được san sẻ cho hai bên để tạo sự cân bằng. 

Director

Tổng Giám đốc (tiếng Anh: Managing Director) là chức vụ do Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ không quá 5 năm. TGĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên và Chủ tịch công ty. Bên cạnh đó, TGĐ còn ra quyết định liên quan đến các hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch về việc thực hiện quyền và nghĩ.

Vice Manager là người có quyền hạn ngang ngửa tổng giám đốc; “Deputy manager” cũng là người có chức Phó Giám đốc nhưng bị giới hạn quyền và số tiền tối đa được ký hợp đồng. Phụ tá (Assistant) nếu là người không được ủy quyền hợp lệ sẽ không được ký bất cứ hợp đồng nào. 

CEO

Giám đốc điều hành (CEO) (tiếng Anh: Cheif Executive Officer, viết tắt là CEO) là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức. CEO là người phụ trách tổng điều hành một công ty, một tổ chức hay một tập đoàn. 

Trong nhiều tập đoàn, công ty của Mỹ (và một số nước khác), người có vị trí cao nhất trong công ty là Chairman hay President, cấp dưới là các Vice president, officer (hoặc director) – người điều hành, rồi đến general manager, manager – người phụ trách công việc cụ thể. 

Có công ty không dùng CEO điều hành công việc hàng ngày (day-to-day running) mà thay bằng COO (Chief Operating Officer). 

Boss

Đây không phải là một chức danh cụ thể nào mà là cách gọi của cấp dưới dành cho người đứng đầu một Department (phòng ban), Division, organization… Boss là cách gọi informal, thân mật. 
Ở các nước khác nhau thì cách gọi khác nhau. Managing Director hay được dùng ở Úc, Singapore… ngang với CEO, tương đương tổng giám đốc (director general hay general director) ở ta. Tuy nhiên, ở Philippines, Managing Director được gọi là President. Thậm chí có công ty còn có cả President và chairman (tuy nhiên Chairman cao hơn president). 

Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu được vị trí, chức vụ cũng như vai trò của một người nào đó trong công ty thông qua Namecard và chức danh của họ. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh cách ứng xử, giao tiếp để phù hợp với từng người. Chúc bạn thành công!
 

Chủ tịch (tiếng Anh: president/ chairman) là nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân doanh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc. Chủ tịch còn là người chịu trách nhiệm pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.Trong các công ty của Anh, người có quyền hạn cao nhất là Chairman, rồi đến Cheif Excutive Director hoặc Managing DIrector. Sau đó mới đến Giám đốc (Cheif Director/officer), thấp hơn là manager.Phó chủ tịch (tiếng Anh: Vice President) là chức vụ cao thứ hai trong công ty, chỉ sau chủ tịch. Người này có vai trò tương tự như President, hỗ trợ Chủ tịch giải quyết các vấn đề trong công ty. Khi Chủ tịch vắng mặt thì Phó chủ tịch sẽ là người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật.Nếu một công ty có Chủ tịch đảm nhiệm luôn vị trí CEO thì quyền hạn sẽ tập trung vào bộ máy lãnh đạo bao gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch, trợ lý chủ tịch….Nếu là công ty cổ phần hoạt động theo cơ chế cổ phần, có Chủ tịch và Giám đốc điều hành (CEO) thì trách nhiệm cũng như vai trò sẽ được san sẻ cho hai bên để tạo sự cân bằng.Tổng Giám đốc (tiếng Anh: Managing Director) là chức vụ do Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ không quá 5 năm. TGĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên và Chủ tịch công ty. Bên cạnh đó, TGĐ còn ra quyết định liên quan đến các hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch về việc thực hiện quyền và nghĩ.Vice Manager là người có quyền hạn ngang ngửa tổng giám đốc; “Deputy manager” cũng là người có chức Phó Giám đốc nhưng bị giới hạn quyền và số tiền tối đa được ký hợp đồng. Phụ tá (Assistant) nếu là người không được ủy quyền hợp lệ sẽ không được ký bất cứ hợp đồng nào.Giám đốc điều hành (CEO) (tiếng Anh: Cheif Executive Officer, viết tắt là CEO) là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức. CEO là người phụ trách tổng điều hành một công ty, một tổ chức hay một tập đoàn.Trong nhiều tập đoàn, công ty của Mỹ (và một số nước khác), người có vị trí cao nhất trong công ty là Chairman hay President, cấp dưới là các Vice president, officer (hoặc director) – người điều hành, rồi đến general manager, manager – người phụ trách công việc cụ thể.Có công ty không dùng CEO điều hành công việc hàng ngày (day-to-day running) mà thay bằng COO (Chief Operating Officer).Đây không phải là một chức danh cụ thể nào mà là cách gọi của cấp dưới dành cho người đứng đầu một Department (phòng ban), Division, organization… Boss là cách gọi informal, thân mật.Ở các nước khác nhau thì cách gọi khác nhau. Managing Director hay được dùng ở Úc, Singapore… ngang với CEO, tương đương tổng giám đốc (director general hay general director) ở ta. Tuy nhiên, ở Philippines, Managing Director được gọi là President. Thậm chí có công ty còn có cả President và chairman (tuy nhiên Chairman cao hơn president).Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu được vị trí, chức vụ cũng như vai trò của một người nào đó trong công ty thông qua Namecard và chức danh của họ. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh cách ứng xử, giao tiếp để phù hợp với từng người. Chúc bạn thành công!

Post Comment