Friday, 3 May 2024
blog

Danh sách mã cổ phiếu ngành cao su & TOP cổ phiếu tiềm năng

Cổ phiếu ngành cao su tại Việt Nam là từ khóa được khá nhiều người tìm kiếm trong thời gian gần đây. Nếu như bạn cũng đang quan tâm tới các mã cổ phiếu ngành cao su và muốn xem mã cổ phiếu nào tiềm năng thì có thể xem thông tin chi tiết ngay sau đây.

Danh sách mã cổ phiếu ngành cao su 2022

Các mã cổ phiếu ngành cao su trên sàn HOSE

1. BRC – Công ty Cổ phần Cao su Bến Thành

2. CSM – Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam

3. DPR –  Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú

4. DRC – Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng

5. GVR – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Khuyến nghị cuốn sách sẽ thay đổi cuộc đời bạn – Bởi Hoài Phong: Sách Cộng+

6. HRC – Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình

7. PHR – Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa

8. SRC – CTCP Cao su Sao Vàng

9. TNC – CTCP Cao su Thống Nhất

Cập nhật phân tích & tin quan trọng nhất qua kênh Telegram

10. TRC – CTCP Cao su Tây Ninh

Các mã cổ phiếu ngành cao su trên sàn UPCOM

1. BRR –  Công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa

2. CDR – Công ty Cổ phần Xây dựng Cao su Đồng Nai

3. DPD – CTCP Cao su Đồng Phú – Đắk Nông

4. DRG –  Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk

5. DRI –  Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Đắk Lắk

6. IRC – Công ty Cổ phần Cao su Công nghiệp

7. MH3 – Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Cao Su Bình Long

8. RTB – CTCP Cao su Tân Biên

9. VHG – CTCP Đầu tư Phát triển Việt Trung Nam

10. VRG – CTCP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam

11. SBR – CTCP Cao su Sông Bé

12. RBC – CTCP Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

Các mã cổ phiếu ngành cao su tiềm năng

Cổ phiếu ngành cao su tiềm năng nên đầu tư

GVR – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

  • Năm thành lập: 1995, chính thức thành công ty cổ phần từ 2014
  • Sàn giao dịch: HOSE | Ngày giao dịch đầu tiên: 21/3/2018
  • Vốn điều lệ: 40.000 tỷ
  • Giá tham khảo: 30k – 45k
  • Diện tích rừng cao su đang quản lý: trên 400.000 ha tại Việt Nam, Lào, Campuchia.

Tập đoàn cao su Việt Nam GVR) là doanh nghiệp lớn nhất về diện tích trồng cao su với 20 công ty thành viên sở hữu 100% và hơn 45 công ty thành viên sở hữu hơn 50% quyền sở hữu vốn điều lệ. Đặc biệt, cổ phiếu ngành cao su – GVR  nàysở hữu hơn 400,000 ha và sản xuất khoảng gần 300,000 tấn cao su tự nhiên mỗi năng, chiếm sản lượng lớn của Việt Nam.

Ngoài mảng cao su, GVR còn có thế mạnh trong sản xuất gỗ khi nó quản lý tới hơn 13 nhà máy chế biến các sản phẩm gỗ MDF, ván ép, gỗ tinh chế, gỗ cao su. Ngoài ra, GVR cũng đang quản lý 12 KCN với tổng diện tích 6,000 ha, trong đó diện tích thương mại là 4,013 ha.

Mục tiêu dài hạn của GVR là đầu tư mạnh vào các khu công nghiệp trong giai đoạn 2021-2025 để bù đắp lợi nhuận từ cao su tự nhiên. Tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp hiện có như Nam Tân Uyên, Rạch Bắp và Tân Bình tại phía Nam tỉnh Bình Dương. Nó cũng sẽ phát triển các khu dân cư và khu dịch vụ kèm theo các khu công nghiệp, trong giai đoạn 2020-2025, và dự kiến sẽ chuyển 5,000-7,000 ha đất cao su sang khu công nghiệp.

DRC – Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng

  • Năm thành lập: 1975, chính thức thành công ty cổ phần từ 2006
  • Sàn giao dịch: HOSE | Ngày giao dịch đầu tiên: 29/12/2006
  • Vốn điều lệ: 1.187,93 tỷ
  • Giá tham khảo: 30k – 45k

Cũng nằm trong khoảng giá tương tự như GVR, mã cổ phiếu ngành cao su DRC cũng được đánh giá khá tốt và có tiềm năng để đầu tư dài hạn. DRC bắt đầu được niêm yết trên sàn chứng khoán rất sớm, từ năm 2006 cho tới nay cũng đã hơn 15 năm, có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Năm 2021 vừa rồi, doanh thu của DRC đạt trên 4000 tỷ đồng còn lợi nhuận thì đều là số dương có sự tăng trưởng ổn định qua các năm cùng với lịch sử trả cổ tức đều đặn nên thích hợp để đầu tư dài hạn. DRC là đơn vị sản xuất lốp xe hàng đầu Việt Nam.

DRI – Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Đắk Lắk

  • Năm thành lập: 23/09/2011
  • Sàn giao dịch: UPCOM | Ngày giao dịch đầu tiên: 23/05/2017
  • Vốn điều lệ: 732 tỷ
  • Giá tham khảo: 15 – 22k
  • Diện tích rừng cao su: gần 9000 ha

Tuy không được tiềm năng nếu so với 2 mã cổ phiếu ngành cao su phía trên tuy nhiên DRI cũng có tiềm năng khi nhìn vào diễn biến giá có thể thấy giá trị của DRI cũng tăng dần qua các năm. Ngoài ra, so với các cổ phiếu ngành cao su trên sàn Upcom thì cổ phiếu của DRI được đánh giá là có thanh khoản tốt, giá hiện tại cũng phù hợp với nhà đầu tư nhỏ lẻ mới tham gia thị trường mà không có vốn lớn.

Các mã cổ phiếu ngành cao su tiềm năng hiện nay

PHR – Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa

  • Năm thành lập: 1993, chính thức thành công ty cổ phần từ 2008
  • Sàn giao dịch: HOSE | Ngày giao dịch đầu tiên: 18/08/2009
  • Vốn điều lệ: 1.354,99 tỷ
  • Giá tham khảo: 60k – 85k
  • Diện tích rừng cao su: khoảng 15000 ha

PHR đứng thứ 5 trong số các công ty hàng đầu về diện tích, sản lượng sản xuất so với các thành viên trong Tập đoàn Cao su Việt Nam. Và PHR là công ty lớn nhất trong số các công ty CSTN niêm yết trên sàn HOSE. Được biết, PHR đều làm ăn có lãi tốt với cổ tức đều đặn hàng năm trên 20% bằng tiền mặt. PHR có mức giá khá cao khi được 2 tổ chức nước ngoài đầu tư vào là Asia Value Investment Limited và Halley Sicav – Halley Asian Prosperity bên cạnh cổ phần của nhà nước.

Kế hoạch 5 năm 2020-2030: PHR sẽ chuyển đổi 10.000 ha đất trồng cao su trong tổng quỹ đất 15.900 ha đất cao su sang các mục đích khác, bao gồm đất để phát triển các khu công nghiệp và bán đất 7.500 ha. Với việc nhu cầu ngày càng tăng đối với bất động sản công nghiệp đã tạo ra động lực để PHR tập trung vào phân khúc này. Và chính kế hoạch này đã khiến PHR trở thành một trong những mã cổ phiếu ngành cao su tiềm năng, đáng đầu tư nhất hiện nay.

DPR – Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú

  • Năm thành lập: 1927, chính thức thành công ty cổ phần từ 2006
  • Sàn giao dịch: HOSE | Ngày giao dịch đầu tiên: 30/11/2007
  • Vốn điều lệ: 430 tỷ
  • Giá tham khảo: 70k – 100k
  • Diện tích rừng cao su: khoảng gần 10.000 ha

Nằm cuối cùng trong top các mã cổ phiếu ngành cao su tiềm năng mà bạn có thể cân nhắc để đầu tư đó là DPR của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú. DPR cũng được các tổ chức nước ngoài lựa chọn để đầu tư đó là Samarang UCITS – Samarang Asian Prosperity và FTIF – Templeton Frontier Markets Fund.

DPR xếp thứ 2 các công ty cao su tự nhiên lớn được niêm yết trên sàn HOSE, và nó hoạt động trong 2 mảng chính là khai thác cao su tự nhiên và phát triển khu công nghiệp. Kế hoạch năm 2020-2025: KCN Bắc Đông Phú sẽ được mở rộng 317 ha trong giai đoạn 2020 – 2025 và Nam Đông Phú sẽ mở rộng thêm 480 ha vào năm 2026-2030.

Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh, có thể dễ dàng thấy doanh thu cũng như lợi nhuận của cao su Đồng Phú đều tăng dần qua các năm. Cổ đông nhà nước chiếm 55%, cổ tức trả đều hàng năm bằng tiền mặt với giá trị 1,5k – 2k và hiện tại đây là mã cổ phiếu ngành cao su có giá trị cao nhất trên thị trường cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư vào DPR là rất lớn.

Trên đây là danh sách các mã cổ phiếu ngành cao su kèm gợi ý những mã cổ phiếu ngành cao su tiềm năng. Nếu như bạn còn câu hỏi gì muốn giải đáp, hãy để lại comment để được giải đáp trong vòng 24h. Ngoài ra bạn có thể tham khảo: Tư duy & phương pháp đầu tư chứng khoán phải nắm được & 100 kinh nghiệm đầu tư chứng khoán đắt giá từ các cao thủ để trở thành nhà đầu tư thành công.

Post Comment