Friday, 17 May 2024
blog

Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tăng mạnh trong tháng 1/2022

Bên cạnh việc thu hút nguồn vốn FDI để phát triển kinh tế, giúp tạo nên việc làm cho nguồn lao động dồi dào của Việt Nam. Chính phủ cũng có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài của Việt nam để nâng cao năng lực cạnh tranh, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Những thông tin được Chúc Vinh Quý chia sẻ dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết hơn. 

Đầu tư ra nước ngoài – hướng đầu tư cần được chú trọng

Đầu tư ra nước ngoài là một trong những hướng đầu tư được chính phủ rất quan tâm và chú trọng, cần phải có chiến lược cụ thể để mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển kinh tế – xã hội trong nước. Các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh về sản xuất, tìm kiếm được nhiều cơ hội hợp tác với công ty nước ngoài.

Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Việc đầu tư phải nằm trong chiến lược tổng thể của việc phát triển kinh tế đất nước. Giúp cho đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam có hiệu quả cao, phù hợp với giai đoạn phát triển trong thời điểm sắp tới. 

Các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu kinh nghiệm để tránh tổn hại đến nguồn lực đầu tư, nếu muốn đầu tư ra nước ngoài thì phải có quá trình phát triển trong nước tốt, có đầy đủ năng lực về tài chính và công nghệ để vừa phát triển trong nước và việc đầu tư ra nước ngoài cũng không bị ảnh hưởng. 

Vai trò quản lý của nhà nước với việc đầu tư ra nước ngoài Việt Nam để nâng cao hiệu quả đầu tư, doanh nghiệp và lợi ích quốc gia bằng hệ thống luật pháp thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có được lợi nhuận tốt nhất theo luật pháp của nước sở tại. 

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp

Tạo điều kiện và ban hàng chính sách ưu đãi về thuế với đơn vị đầu tư ra nước ngoài. Quản lý, giám sát và ký kết các hiệp định song phương để tránh đánh thuế hai lần với các nước có đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Thực trạng tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Thực trạng tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2018, các doanh nghiệp nước ra đã đầu tư sang 35 quốc gia và vùng lãnh thổ với 149 dự án được cấp phép đầu tư mới với số vốn hơn 376 triệu USD.

Tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Có thêm 35 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đến 56 triệu USD. Trong năm này tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài đạt hơn 432 triệu USD. Tính từ năm 1989 đến này thì Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 22 tỷ USD từ các lĩnh vực là thế mạnh như nông nghiệp, lâm nghiệp, viễn thông và năng lượng.

Các nước được Việt Nam đầu tư nhiều là Lào, Campuchia, Myanmar với số tiền 40% trên tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp. Đến năm 2019 số vốn đầu tư từ Việt Nam tăng thêm và đạt 183 triệu USD, có 55 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, tổng số vốn đầu tư bên Việt Nam là 98,3 triệu USD.

Nếu xét theo địa bàn đầu tư thì năm 2019 nước ta đã đầu tư sang 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các địa điểm truyền thống thì Tây Ban Nha là địa bàn tiếp theo dẫn đầu về nguồn vốn, trong đó có 1 dự án quy mô đạt 59,8 triệu USD, chiếm đến 32,7% tổng vốn đầu tư.

Những rủi ro, thách thức Việt Nam cần đối mặt khi đầu tư ra nước ngoài

Bên cạnh những nguồn lợi, đóng góp vào việc phát triển kinh tế thì đầu tư ra nước ngoài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức:

Trước tiên là sự khác biệt về văn hóa, pháp luật và điều kiện sống giữa Việt Nam với quốc gia tiếp nhận đầu tư, dân đến các tranh chấp không mong muốn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của dân địa phương và hình ảnh đất nước đến bạn bè quốc tế. 

Nhiều khi xảy ra tranh chấp

Nhiều khi xảy ra tranh chấp

Nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh ở nước ngoài mang tính chất tự phát, dễ xảy ra mâu thuẫn. Khi đó việc xử lý rất khó khăn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh. Hiện tại thì quản lý nhà nước chưa có đủ cơ quan thẩm quyền, điều kiện và năng lực để nắm bắt tình hình hoạt động đầu tư của hầu hết các doanh nghiệp ở nước ngoài. 

Ở một số vùng người dân còn hạn chế về trình độ nên rất khó để tiếp cận bằng văn bản. Như vậy các doanh nghiệp phải thể hiện bằng hình ảnh các hoạt động đào tạo, bảo hiểm để người dân dễ hiểu, dễ nhớ. 

Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ trong năm 2022, đây là dấu hiệu đáng mừng bởi các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, hội nhập với kinh tế thế giới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều rủi ro cần khắc phục.

 

Post Comment