Thursday, 2 May 2024
blog

Điều kiện thành lập công ty sản xuất lắp ráp ô tô – Chi tiết từ A>>Z

  • Điều kiện thành lập công ty sản xuất lắp ráp ô tô

    Ngành nghề sản xuất lắp ráp ô tô thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do vậy, doanh nghiệp muốn đi vào kinh doanh cần đáp ứng những yêu cầu liên quan. Vậy điều kiện thành lập công ty sản xuất lắp ráp ô tô gồm những gì? Làm sao để mở công ty thành công. Hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu sâu hơn qua bài viết Thành lập công ty sản xuất lắp ráp ô tô sau đây nhé

    Thành lập công ty sản xuất lắp ráp ô tô

    I/ Điều kiện thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô:

    – Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất như có nhà xưởng, dây chuyền lắp ráp ô tô, dây chuyền sản xuất ô tô, dây chuyền kiểm tra chất lượng, đường thử xe ô tô. 

    >>>Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh

    + Nhà xưởng có đủ diện tích, thuộc quyền sở hữu của công ty, nhà xưởng trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho quy trình sản xuất lắp ráp ô tô, hơn nữa còn phải có khu vực xử lý rác thải trong quá trình sản xuất.

    + Dây chuyền công nghệ phù hợp, đầy đủ, tiện nghi, có đủ các máy móc chuyên dụng, đảm bảo trang bị đủ các thiết bị và tuân thủ quy trình công nghệ đã đăng ký.

    + Doanh nghiệp phải đảm bảo trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng sơn về độ bám dính, độ dày, độ bóng của xe ô tô.

    + Doanh nghiệp trang bị dây chuyền kiểm tra về chất lượng của xe ô tô theo quy định, các chỉ tiêu kiểm tra phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

    + Doanh nghiệp cần chuẩn bị đường chạy thử ô tô được sản xuất. Chiều dài tối thiểu 800m, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đầy đủ.

    – Một trong những điều kiện thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô quan trọng mà bạn không nên bỏ qua đó là về người phụ trách kỹ thuật. Người phụ trách về mặt kỹ thuật phải có trình độ chuyên môn tối thiểu là đại học thuộc các ngành liên quan đến sản xuất, lắp ráp hay cơ khí và ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

    – Doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu về điều kiện phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

     – Đảm bảo nhân lực, điều kiện vệ sinh lao động và cần cung cấp tài liệu liên quan đến phương án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc bảo vệ môi trường.

    Đăng ký ngành nghề kinh doanh:

    Như đã nói, ngành nghề sản xuất lắp ráp ô tô là lĩnh vực có điều kiện, do vậy, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ những yêu cầu liên quan mới được phép đi vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể, điều kiện thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô bao gồm:

    – Để có thể kinh doanh lĩnh vực sản xuất, rắp ráp xe ô tô, bạn phải tiến hành chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp để có thể thực hiện hoạt động sản xuất lắp ráp ô tô. Trường hợp này,  doanh nghiệp có thể đăng ký ngành nghề như:

    + Mã ngành 4541: Bán mô tô, xe máy

    + Mã ngành 4530: Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác

    + Mã ngành 3091: Sản xuất mô tô, xe máy

    + Mã ngành 4520: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

    + Mã ngành 4513: Đại lý ô tô và xe có động cơ khác

    + Mã ngành 4512: Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống)

    + Mã ngành 4542: Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy

    + Mã ngành 4543: Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy

    + Mã ngành 7710: Cho thuê xe có động cơ

    + Mã ngành 4511: Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác

    + Mã ngành 8299 (Điều 28 Luật Thương mại năm 2005):  Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

    Chi tiết: – Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

    II/ Hướng dẫn thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô thành công

    Khi đã đáp ứng đủ những điều kiện thành lập doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin doanh nghiệp và hồ sơ để đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp có thể tiến hành theo quy trình sau:

    Bước 1: Chọn loại hình và người đại diện theo pháp luật cho công ty

    1. Loại hình công ty

    – Hiện nay, để có thể thuận lợi kinh doanh, doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với phương thức hoạt động cũng điều kiện phát triển của công ty mình. Ví dụ ít thành viên thì nên chọn công ty trách nhiệm hữu hạn, còn số thành viên vượt quá 50 người thì nên chọn công ty cổ phần, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể chọn loại hình công ty tư nhân hay công ty hợp danh để làm loại hình cho công ty sản xuất, lắp ráp ô tô của mình.

    – Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm riêng, doanh nghiệp hãy căn cứ vào mong muốn, điều kiện kinh doanh của công ty mình và chọn loại hình phù hợp nhất.

    >> Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

    1. Người đại diện theo pháp luật

    – Doanh nghiệp phải chuẩn bị chọn một người phù hợp để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đây là người có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, cần chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm. Người đại diện của công ty sản xuất, lắp ráp ô tô có thể là giám đốc, chủ tịch, người quản lý… Tuy nhiên phải đảm bảo là người đảm nhận vai trò này cần tuần tuân thủ tốt những quy định chung về người đại diện.

    – Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

    >> Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật

    Bước 2: Chuẩn bị vốn tối thiểu và thực hiện kê khai vốn điều lệ

    1. Vốn tối thiểu:

    – Doanh nghiệp muốn thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô thì cần chuẩn bị đầy đủ vốn theo quy định. Mức vốn tối thiểu này sẽ tùy thuộc vào khả năng tài chính của từng công ty cũng như quy định về vốn của ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

    >> Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?

    1. Vốn điều lệ:

    Khi mở công ty, bạn cần tiến hành kê khai vốn điều lệ theo quy định. Mức vốn điều lệ cần kê khai cũng tùy thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

    + Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì có thể kê khai vốn điều lệ tùy theo mong muốn của mình. Tức không cần chứng minh vốn điều lệ, cho nên có thể kê khai từ vài triệu hoặc vào tỉ, tùy vào điều kiện tài chính của doanh nghiệp.

    + Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ thì sẽ cần chứng minh về vốn. Trường hợp này, cần kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc nhiều hơn so với mức vốn pháp định đã được quy định.

    >> Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

    Bước 3: Chuẩn bị tên và địa chỉ đặt công ty sản xuất, lắp ráp ô tô

    1. Tên doanh nghiệp

    – Tên của công ty sản xuất, lắp ráp ô tô có khá nhiều quy định cần tuân thủ như không được trùng lặp với công ty khác, không được gây nhầm lẫn, tên phải có đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng. Tên riêng doanh nghiệp có thể viết tắt hoặc sử dụng tên tiếng anh nhưng phải đảm bảo là không giống những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó.

    – Ngoài ra, cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp hay sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc làm tên công ty.

    >>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty

    1. Địa chỉ doanh nghiệp

    Công ty sản xuất, lắp ráp ô tô cần có địa chỉ hoạt động kinh doanh thì mới được phép đăng ký kinh doanh. Địa chỉ của công ty có thể đặt ở nhà riêng có địa chỉ rõ ràng, cụ thể, bạn có thể tận dụng nhà của người thân, bạn bè.

    – Tuy nhiên, không được đặt công ty ở khu chung cư hay tập thể phục vụ mục đích để ở. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam và cấm sử dụng địa chỉ giả.

    >>>Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty

    Bước 4: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô

    Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất lắp ráp ô tô bao gồm những giấy tờ sau:

    – Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp (thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô).

    – Danh sách các cổ đông và thành viên sở hữu cổ phần và sẽ góp vốn vào công ty sản xuất, lắp ráp ô tô.

    – Điều lệ công ty sản xuất, lắp ráp ô tô

    – Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân bản sao có công chứng đối với cá nhân và giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập… đối với tổ chức.

    Bước 5: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký KD của Sở KH & ĐT

    – Doanh nghiệp mang hồ sơ lên nộp cho Phòng Đk kinh doanh tại Sở Kế Hoạch và đầu tư.

    – Thông thường, Sở Kế Hoạch và đầu tư sẽ xem xét và tiến hành cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp sau 3 – 6 ngày nếu hồ sơ đảm bảo hợp lệ.

    >>> Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Nam Việt Luật soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty thay doanh nghiệp với gói dịch vụ thành lập công ty trọn gói

    Bước 6: Tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

    – Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh thì cần phải thực hiện công bố đầy đủ nội dung đăng ký công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo trình tự, thủ tục và phải trả phí được quy định. 

    – Quá thời gian quy định trên mà công ty sản xuất, lắp ráp ô tô không thực hiện công bố nội dung đăng ký công ty thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 – 2 triệu VNĐ. Do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý.

    Bước 7: Tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

    Doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các điều kiện thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô sau đó làm thủ tục xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. Hồ sơ gồm:

    – Đơn đề nghị được cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất, lắp rắp ô tô.

    – Giấy phép đăng ký doanh nghiệp bản sao

    – Bản danh sách các thiết bị, dây chuyền để sản xuất, lắp ráp ô tô

    – Tài liệu trình bày cụ thể về nhà xưởng và đường chạy thử ô tô theo yêu cầu.

    – Các loại bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của người phục trách kỹ thuật.

    – Văn bản chứng minh về điều kiện phòng cháy chữa cháy.

    – Các tài liệu cần thiết khác theo yêu cầu.

    >>> Nộp hồ sơ lên Bộ công thương để xin được cấp giấy phép.

    Thủ tục sau khi thành lập công ty

    III/ Hướng dẫn hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô để tránh bị XỬ PHẠT

    Sau khi thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô và có giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thì bạn cần hoàn tất những thủ tục sau:

    1. Thông báo phát hành hóa đơn GTGT

    – Công ty sản xuất, lắp ráp ô tô nên ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, sau đó tiến hành đặt in hóa đơn để sử dụng. Trường hợp không phát hành hóa đơn thì doanh nghiệp mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng.

    1. Khắc con dấu cho công ty

    – Sau khi thành lập công ty và có mã số thuế, doanh nghiệp cần thực hiện khắc con dấu tròn cho công ty sản xuất, lắp ráp ô tô. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin về Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    1. Treo bảng hiệu công ty sản xuất, lắp ráp ô tô

    – Doanh nghiệp cần đặt làm bảng hiệu công ty có chứa đầy đủ những thông tin cần thiết. Hình thức bảng hiệu do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên trên bảng hiệu cần có tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số… Như vậy sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền thuận lợi cho việc quản lý. Việc treo bảng hiệu công ty là bắt buộc, nên doanh nghiệp phải sớm tiến hành.

    1. Thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

    – Doanh nghiệp cần thuê một kế toán viên để có thể tiến hành giải quyết và hoàn tất kê khai thuế hay những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, để thuận tiện và giúp tiết kiệm chi phí tối đa, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật.

    >> Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật

    1. Mua chữ ký số để có thể đóng thuế trực tuyến

    – Để có thể thực hiện đóng thuế trực tuyến thì công ty sản xuất, lắp ráp ô tô cần tiến hành đăng ký mua chữ ký số theo quy định. Sau đó, kế toán viên của công ty dùng chữ ký số  để đóng các loại thuế đúng thời gian quy định khi công ty đi vào hoạt động. Doanh nghiệp hãy đề nghị nhân viên ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế điện tử cho tài khoản ngân hàng của công ty để có thể đóng thuế trực tuyến.

    >> Tham khảo thêm: Chữ ký số là gì?

    1. Kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty

    – Sau khi thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài tối đa trong vòng 30 ngày. Nếu không sẽ bị xử phạt hành vi chậm nộp tờ khai thuế. Ngoài ra, công ty sẽ cần đóng một số loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế môn bài. Nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ thì cần đóng 3 triệu tiền thuế môn bài mỗi năm, nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì phải  đóng 2 triệu đồng mỗi năm.

    1. Đăng ký tài khoản ngân hàng

    – Để có thể tiến hành giao dịch tài chính, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện công ty sản xuất, lắp ráp ô tô phải mang theo chứng minh thư nhân dân, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp để mở tài khoản ngân hàng cho công ty. Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng của công ty sản xuất, lắp ráp ô tô lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư.

    1. Doanh nghiệp cần thực hiện góp vốn đúng thời hạn

    – Công ty sản xuất, lắp ráp ô tô trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện góp đủ vốn theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp không góp đủ vốn theo cam kết thì cần làm thủ tục điều chỉnh, thay đổi vốn điều lệ của công ty.

    – Doanh nghiệp có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

    >>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp

    Mong rằng những chia sẻ về điều kiện thành lập công ty sản xuất lắp ráp ô tô trong bài viết trên sẽ hữu ích với doanh nghiệp trong thời gian đầu hoạt động kinh doanh. Nếu Quý khách hàng còn vướng mắc hay băn khoăn về hồ sơ hay quy trình thủ tục mở công ty sản xuất lắp rắp ô tô, thì đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy lên gọi đến số Hotline của Nam Việt Luật để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

  • Post Comment