Friday, 3 May 2024
blog

Eximbank đang dần trở lại, cổ đông chuẩn bị nhận cổ tức sau 8 năm chờ đợi

Eximbank đang dần trở lại, cổ đông chuẩn bị nhận cổ tức sau 8 năm chờ đợi

Với lợi nhuận lũy kế nửa đầu năm 2022 đạt hơn 1.900 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ và hoàn thành 76% kế hoạch năm, Eximbank (mã: EIB) đang dần hồi sinh.

Lợi nhuận bật tăng nửa đầu năm 2022

Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 cho thấy, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) báo lãi trước thuế gần 1.094 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ.

Trước đó, trong quý I/2022, ngân hàng này cũng ghi nhận tăng trưởng đột biến lợi nhuận với 809 tỷ đồng, cũng gấp 3,7 lần cùng kỳ.

Nhìn chung, trong quý 2, các hoạt động kinh doanh của Eximbank đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động chính đem về gần 1.418 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 44% so quý cùng kỳ.

Các nguồn thu ngoài lãi trong quý này của Eximbank cũng đều tăng trưởng so cùng kỳ, như lãi từ dịch vụ tăng 47% ghi nhận hơn 124 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 16% ghi nhận gần 119 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác gấp 4,4 lần so cùng kỳ…

Nhưng trong quý II/2022, Eximbank chỉ tăng 6% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng khi chi hơn 130 tỷ đồng, do đó Eximbank báo lãi trước thuế gần 1.094 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Eximbank giảm 35% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn trích hơn 288 tỷ đồng.

Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước thuế gần 1.903 tỷ đồng, gấp 3,4 lần cùng kỳ và cao hơn 60% so với lợi nhuận cả năm trước của ngân hàng. Với mức lợi nhuận này, Eximbank đã thực hiện được 76% kế hoạch năm 2022 là 2.500 tỷ đồng trước thuế.

Nếu giữ được phong độ này thì trong nửa cuối năm 2022, Eximbank có thể quay trở lại con số lợi nhuận của thời kỳ hoàng kim năm 2011 của mình trước khi lao đao với các cuộc khủng hoảng về nợ xấu và nhân sự.

Tính đến cuối quý II/2022, tổng tài sản Eximbank tăng 5% so với đầu năm, lên mức 174.582 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 9% lên 124.528 tỷ đồng và tiền gửi khách hàng tăng 3% đạt 141.494 tỷ đồng.

Điểm cộng với Eximbank là tổng nợ xấu tính đến ngày 30/06/2022 tăng 4% so với đầu năm, ghi nhận 2.343 tỷ đồng.

Trong đó, có sự dịch chuyển từ nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ sang nợ có khả năng mất vốn. Nhưng kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm nhẹ từ 1,96% đầu năm xuống còn 1,88% đến cuối tháng 6/2022.

Sau khi đại hội cổ đông thành công

Kết quả kinh doanh khởi sắc từ hoạt động kinh doanh của Eximbank diễn ra trong bối cảnh ngân hàng đã có sự thay đổi về mặt nhân sự cấp cao khi bà Lương Thị Cẩm Tú hiện nắm giữ ghế nóng Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng kể từ sau cuộc họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2021 lần 2 vào ngày 15/2/2022 thành công. 

Sự đồng thuận giữa các nhóm cổ đông Eximbank cũng ngày càng tăng khi hầu hết các tờ trình của ban lãnh đạo đều được ĐHĐCĐ thường niên 2022 lần 2 thông qua.

Chia sẻ tại cuộc họp gần nhất, bà Lương Thị Cẩm Tú cho biết tình trạng “đấu đá nội bộ” đã kết thúc. Ở nhiệm kỳ VII (2020 – 2025), tức nhiệm kỳ hiện tại, Hội đồng quản trị đề ra mục tiêu đặt lợi ích cổ đông và phát triển ngân hàng lên hàng đầu.

Theo bà Tú, HĐQT nhiệm kỳ VII có sự thống nhất và nhất trí cao của cổ đông với tỷ lệ tham dự đại hội lên gần 95%. Đồng thời, không có nhóm cổ đông nào hoặc nhóm lợi ích nào có thể chi phối hoạt động HĐQT Eximbank. 

“Ban lãnh đạo ngân hàng sẽ cố gắng đưa Eximbank trở lại quỹ đạo, càng ngày càng đi lên chứ chúng ta hiện nay đang tụt lại quá sâu so với các ngân hàng bạn trên thị trường tài chính Việt Nam”, bà Tú nói.

Chủ tịch Eximbank cũng nhấn mạnh: ”HĐQT nhiệm kỳ VII đảm bảo cho Eximbank phát triển tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho tất cả nhà đầu tư, nhân viên, xã hội. Tất cả đều có mục tiêu chung về chiến lược, hoạt động ngân hàng với kỳ vọng đưa Eximbank trở lại Top 10”.

Với kỳ vọng về sự ổn định về bộ máy lãnh đạo, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 ở mức 2.500 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi kết quả năm 2021. Trong trường hợp hoàn thành, đây sẽ là mức lợi nhuận lớn nhất từ 2012 đến nay của ngân hàng này.

Đồng thời, HĐQT Eximbank mới đây thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận từ năm 2017 đến năm 2021.

Cụ thể, ngân hàng dự kiến phát hành gần 245,9 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức theo tỷ lệ 20%, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu EIB sẽ được nhận số cổ phần mới tối đa là 20 cổ phần. Thời gian dự kiến hoàn thành việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ là trong quý III/2022.

Như vậy, cổ đông Eximbank chuẩn bị nhận được cổ tức sau 8 năm chờ đợi. Lần chia cổ tức gần đây nhất là 4% bằng tiền mặt cho năm 2013 và được thực hiện vào năm 2014.

Sau khi hoàn tất phát hành cổ phiếu chia cổ tức, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng lên mức 14.814 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Eximbank thực hiện tăng vốn điều lệ sau hơn một thập kỷ.

Lần tăng vốn gần nhất diễn ra vào năm 2011 khi ngân hàng thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 17%.

Không chỉ quay lại cuộc đua tăng vốn, Eximbank cũng đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ trên thị trường nợ với việc thông qua phương án phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ năm 2022.

Đợt phát hành này nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, phục vụ nhu cầu cấp tín dụng, đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định.

Quyết tâm ‘”chuyển mình”‘ của Eximbank còn thể hiện qua động thái khởi động lại dự án trụ sở chính tại số 7, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM (Tháp Eximbank) sau hơn một thập kỷ ”đắp chiếu”.

Eximbank sẽ đầu tư xây dựng Tháp Eximbank bằng 100% nguồn vốn tự có. HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) được giao nhiệm vụ triển khai công tác lập và trình phê duyệt quy hoạch, lập và trình phương án kiến trúc, lập báo cáo đầu tư xây dựng tòa nhà Eximbank phù hợp với chủ trương đầu tư của ngân hàng và quy hoạch của TP.HCM để trình ĐHCĐ trong những kỳ đại hội tiếp theo để phê duyệt trước khi thực hiện.

     

     

     

BCTC hợp nhất quý 2/2022 cho thấy Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) báo lãi trước thuế gần 1,094 tỷ đồng, gấp 3.2 lần cùng kỳ.

Nhìn chung, trong quý 2, các hoạt động kinh doanh của Eximbank đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động chính đem về gần 1,418 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 44%.

Các nguồn thu ngoài lãi đều tăng trưởng so cùng kỳ như lãi từ dịch vụ (+47%), lãi từ kinh doanh ngoại hối (+16%), lãi từ hoạt động khác (gấp 4.4 lần)…

Quý này, Ngân hàng chỉ tăng 6% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (130 tỷ đồng), do đó Eximbank báo lãi trước thuế gần 1,094 tỷ đồng, gấp 3.2 lần cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Eximbank giảm 35% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn trích hơn 288 tỷ đồng. Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước thuế gần 1,903 tỷ đồng, gấp 3.4 lần cùng kỳ.

So với kế hoạch 2,500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được đề ra cho cả năm 2022, Eximbank đã thực hiện được 76% sau nửa đầu năm.

Kết quả kinh doanh quý 2/2022 của 

EIB

. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Tính đến cuối quý 2, tổng tài sản Eximbank tăng 5% so với đầu năm, lên mức 174,582 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 9% (124,528 tỷ đồng) và tiền gửi khách hàng tăng 3% (141,494 tỷ đồng).

Tổng nợ xấu tính đến ngày 30/06/2022 tăng 4% so với đầu năm, ghi nhận 2,343 tỷ đồng. Trong đó, có sự dịch chuyển từ nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ sang nợ có khả năng mất vốn. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm nhẹ từ 1.96% đầu năm xuống còn 1.88%.

Chất lượng nợ vay của 

EIB

 tính đến 30/06/2022. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: 

VietstockFinance

Hàn Đông

FILI

KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 2/2022

Post Comment