Friday, 29 Mar 2024
blog

Giải bài tập SBT Hóa 12 Bài 6: Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ – Học hỏi Net

1. Giải bài 6.1 trang 14 SBT Hóa học 12

Saccarozơ và fructozơ đều thuộc loại

A. monosaccarit.           

B. đisaccarit.

C. polisaccarit               

D. cacbohiđrat.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết về phân loại cacbohiđrat để chọn đáp án đúng.

Hướng dẫn giải

Cacbonhiđrat được chia làm 3 nhóm chủ yếu: monosaccarit (glucozơ, frutcozơ); dissaccarit (saccarozơ, mantozơ) và polisaccarit (tinh bột, xenlulozơ)

=> Chọn đáp án D.

2. Giải bài 6.2 trang 14 SBT Hóa học 12

Glucozơ và mantozơ thuộc loại

A.monosaccarit.                      

B. đisaccarit.

C. polisaccarit.                          

D. cacbohiđrat.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết về phân loại cacbohiđrat  để trả lời câu hỏi trên.

Hướng dẫn giải

Cacbonhiđrat được chia làm 3 nhóm chủ yếu: monosaccarit (glucozơ, frutcozơ); dissaccarit (saccarozơ, mantozơ) và polisaccarit (tinh bột, xenlulozơ)

=> Chọn đáp án D.

3. Giải bài 6.3 trang 14 SBT Hóa học 12

Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là:

A. đường phèn.                    B. mật mía. 

C. mật ong                          D. đường kính.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết saccarozơ để trả lời thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ.

Hướng dẫn giải

Saccarozơ được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt

=> Chọn C.

4. Giải bài 6.4 trang 14 SBT Hóa học 12

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai?

A. Xenlulozơ và tinh bột đều thuộc loại polisaccarit.

B. Xenlulozơ và tinh bột đều có thể thủy phân tạo ra glucozơ.

C. Xenlulozơ và tinh bột đều được tạo thành trong cây xanh.

D. Xenlulozơ và tinh bột có cùng công thức phân tử và phân tử khối trung bình.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết về xenlulozơ và tinh bột để xác định nhận xét sai trong các nhận xét trên.

Hướng dẫn giải

Tinh bột gồm amilozơ phân tử khối khoảng 150000-600000 (n khoảng 1000-4000) và ammilopectin có phân tử khối 300000-3000000 ( n khoảng 2000-200000)

Xenlulozơ phân tử khối lớn khoảng 1000000-2400000

=> Chọn D.

5. Giải bài 6.5 trang 14 SBT Hóa học 12

Các chất không tan được trong nước lạnh là:

A. glucozơ, xenlulozơ.               

 B. tinh bột, xenlulozơ.

C. saccarozơ, tinh bột.               

D. fructozơ, glucozơ.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết saccarozơ,tinh bột và xenlulozơ để xác định chất không tan được trong nước lạnh.

Hướng dẫn giải

Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng không tan trong nước lạnh, tan trong nước nóng tạo thành hồ tinh bột.Xenlulozơ là chất rấn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

=> Chọn B.

6. Giải bài 6.6 trang 14 SBT Hóa học 12

Cho chất X vào dung dịch AgNO3 trong amoniac, đun nóng, không thấy có bạc kết tủa. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây ?

A. Glucozơ.                         B. Fructozơ.

C. Axetanđehit.                    D. Saccarozơ.

Phương pháp giải

Dựa vào dữ kiện của đề bài và tính chất hóa học của glucozơ, fructozơ, saccarozơ để xác định chất X.

Hướng dẫn giải

Cấu tạo saccarozơ: Là một đissaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, phân tử không chứa nhóm CHO=> không tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong amoniac

=> Chọn D.

7. Giải bài 6.7 trang 14 SBT Hóa học 12

Chất không tham gia phản ứng thuỷ phân là

A. saccarozơ                      B. xenlulozơ

C. fructozơ                         D. tinh bột

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết saccarozơ,tinh bột và xenlulozơ để xác định chất không tham gia phản ứng thuỷ phân trong các chất đã cho.

Hướng dẫn giải

Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp
=> Chọn C.

8. Giải bài 6.8 trang 14 SBT Hóa học 12

Chất lỏng hoà tan được xenlulozơ là

A. benzen.                      B. ete.

C. etanol.                        D. nước Svayde.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết về tính chất hóa học xenlulozơ để xác định chất lỏng hoà tan được xenlulozơ.

Hướng dẫn giải

Xenlulozơ tan được trong dung dịch nước svayde, không tan được trong các dung môi hữu cơ thông thường như ete, benzen..

=> Chọn  D.

9. Giải bài 6.9 trang 14 SBT Hóa học 12

Cho sơ đồ chuyển hoá sau : Tinh bột → X → Y → Axit axetic.

X và Y lần lượt là

A. glucozơ, ancol etylic.                 

B. mantozơ, glucozơ.

C. glucozơ, etyl axetat.                 

D. ancol etylic, anđehit axetic.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết saccarozơ,tinh bột và xenlulozơ để xác định các chất còn thiếu có trong sơ đồ chuyển hóa trên.

Hướng dẫn giải

\({({C_6}{H_{10}}{O_5})_n} + n{H_2}O\xrightarrow{{{H^ + },{t^o}}}n{C_6}{H_{12}}{O_6}\)

\({C_6}{H_{12}}{O_6}\xrightarrow{{{t^o},enzim}}2{C_2}{H_5}OH + 2C{O_2}\)

\({C_2}{H_5}OH + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}C{H_3}{\text{COO}}H + {H_2}O\)

Chọn A.

10. Giải bài 6.10 trang 14 SBT Hóa học 12

Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng được với H2O (khi có mặt chất xúc tác, trong điều kiện thích hợp) là

A. Saccarozơ,glucozơ, tinh bột 

B. Saccarozơ,xenlulozơ, glucozơ

C. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ

D. saccarozơ,tinh bột và xenlulozơ

Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết bài lí thuyết cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat.

Hướng dẫn giải

Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp.
=> Chọn D.

11. Giải bài 6.11 trang 14 SBT Hóa học 12

Khi thuỷ phân một lượng saccarozơ thu được 270 g hỗn hợp glucozơ và fructozơ. Khối lượng saccarozơ đã thủy phân là

A. 513 g.                                   B. 288 g.

C. 256,5 g.                                 D. 270 g.

Phương pháp giải

– Viết phương trình hóa học và tính toán theo phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

nglucozơ = n frutozơ= 270/(2.180) = 0,75 mol

\({C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} + {H_2}O\xrightarrow{{{H^ + },{t^o}}}{C_6}{H_{12}}{O_6} + {C_6}{H_{12}}{O_6}\)

Từ phương trình hóa học ta có nglucozơ  = n frutozơ= n saccarozơ  

=> n saccarozơ = 0.75 mol

=>m saccarozơ  = 256,5 gam.

=> Chọn C.

12. Giải bài 6.12 trang 15 SBT Hóa học 12

Hợp chất A (C12H22O11 ) là chất rắn kết tinh có vị ngọt, tan nhiều trong nước. Khi thuỷ phân chất A thu được hai chất đồng phân ; một trong hai chất đó – chất B – tham gia phản ứng với nước brom biến thành chất hữu cơ C. Hỏi các chất A, B và C có thể là chất gì ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

Phương pháp giải

– Dựa vào lí thuyết bài glucozơ.

– Dựa vào lí thuyết bài saccarozơ,tinh bột, xenlulo.

Hướng dẫn giải

A là saccarozơ ; B là glucozơ ; C là axit gluconic

PTHH:

\({C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} + {H_2}O\xrightarrow{{{H^ + },{t^o}}}{C_6}{H_{12}}{O_6} + {C_6}{H_{12}}{O_6}\)

\({C_5}{H_{11}}{O_5}CHO + B{r_2} + {H_2}O \to {C_5}{H_{11}}{O_5}{\text{COOH}}\,{\text{ + }}\,{\text{2HBr}}\)

13. Giải bài 6.13 trang 15 SBT Hóa học 12

Một loại nước mía có nồng độ saccarozơ 7,5% và khối lượng riêng 1,1 g/ml. Từ nước mía đó người ta chế biến thành đường kết tinh (chứa 2% tạp chất) và rỉ đường (chứa 25% saccarozơ). Rỉ đường lại được lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%.

a) Tính khối lượng đường kết tinh và khối lượng rỉ đường thu được từ 1000 lít nước mía đó. Biết rằng 80% saccarozơ ở dạng đường kết tinh, phần còn lại ở trong rỉ đường.

b) Toàn bộ lượng ancol etylic thu được từ lên men rỉ đường nói trên được pha thành rượu 40°. Tính thể tích rượu 40° thu được biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml.

Phương pháp giải

-Viết phương trình hóa học

– Áp dụng công thức độ rượu, hiệu xuất phản ứng, tính toán theo phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

a) Khối lượng saccarozơ trong 1000 lít nước mía :  (1000.1,1.7,5) / 100 = 82,5(kg)

Khối lượng đường kết tinh : (82,5.80) / 100.100.98 = 67,35(kg)

Khối lượng rỉ đường : (82,5.20)/100/100/25=66(kg)

b) Phương trình:

\({C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} + {H_2}O\xrightarrow{{emzim}}4{C_2}{H_5}OH + 4C{O_2}\)

Khối lượng ancol etylic thu được: (82,5.20)/100.(184/342).(60/100) = 5,326 (kg)

Thể tích rượu 40° thu được : 5,326.(1/0,8).(100/25) = 16,6 (l)

14. Giải bài 6.14 trang 15 SBT Hóa học 12

Từ một loại nguyên liệu chứa 80% tinh bột, người ta sản xuất ancol etylic bằng phương pháp lên men. Sự hao hụt trong toàn quá trình là 20%. Từ ancol etylic người ta pha thành cồn 90°. Tính thể tích cồn thu được từ 1 tấn nguyên liệu biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml.

Phương pháp giải

– Viết phương trình hóa học.

– Áp dụng công thức hiệu suất, độ rượu, khối lượng riêng, tính toán theo phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

Khối lượng tinh bột trong 1 tấn nguyên liệu:

(1000.80)/100=800 (kg)

\({({C_6}{H_{10}}{O_5})_n} + n{H_2}O\xrightarrow{{{H^ + },{t^o}}}n{C_6}{H_{10}}{O_6}\)

\({C_6}{H_{12}}{O_6}\xrightarrow{{emzim}}2{C_2}{H_5}OH + 2C{O_2}\)

Cứ 162 g tinh bột thu được 92g ancol etylic

Vậy 800 kg tinh bột sẽ tạo ra (800.92)/162(kg) ancol etylic

Vì sự hao hụt trong toàn quá trình là 20% nên thể tích cồn 900 là: 

(92.800)/162.(80/100).(100/90).(1/0,8) = 504,8l

15. 

Giải bài 6.15 trang 16 SBT Hóa học 12

Từ nguyên liệu là vỏ bào, mùn cưa (chứa 50% xenlulozơ) người ta có thể sản xuất ancol etylic với hiệu suất 70%. Từ ancol etylic có thể sản xuất polibutađien (dùng sản xuất cao su buna) với hiệu suất 75%. Tính khối lượng nguyên liệu cần dùng để sản xuất 1 tấn polibutađien.

Phương pháp giải

– Viết phương trình hóa học 

– Áp dụng công thức tính hiệu suất, tính toán theo phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

\({({C_6}{H_{10}}{O_5})_n} + n{H_2}O\xrightarrow{{{H^ + },{t^o}}}n{C_6}{H_{12}}{O_6}\)

\({C_6}{H_{12}}{O_6}\xrightarrow{{{t^o},enzim}}2{C_2}{H_5}OH + 2C{O_2}\)

\(2{C_2}{H_5}OH\xrightarrow{{{H_2}S{O_4},{{140}^o}C}}{C_2}{H_5} – O – {C_2}{H_5} + {H_2}O\)

\(2{C_2}{H_5}OH\xrightarrow{{A{l_2}{O_3},{{450}^o}C}}C{H_2} = CH – CH = C{H_2} + 2{H_2}O + {H_2}\)

\(nC{H_2} = CH – CH = C{H_2}\xrightarrow{{Na,{t^o},p}}{( – C{H_2}CH = CH – C{H_2} – )_n}\)

Khối lượng ancol etylic cần để sản xuất 1 tấn cao su buna (hiệu suất 75%) là:(1000.92)/54.(100/75) = 2271,6 (kg)

Khối lượng nguyên liệu cần dùng là:

(2271,6.162)/92.(100/70).(100/50) =11428,57 kg

16. Giải bài 6.16 trang 16 SBT Hóa học 12

Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ. Do đó fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc. Khi cho 36 g hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư thì thu được bao nhiêu g Ag? 

Phương pháp giải

– Viết phương trình hóa học và tính toán theo phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

Vì glucozơ và fructozơ đều có CTPT: C6H12O6

→ Tổng số mol hỗn hợp là36180=0,2(mol)

36180=0,2(mol)

C6H12O6 → 

2Ag

0,2 mol      0,4mol

 m Ag=  0,4.108 = 43,2(g)

Post Comment