Tuesday, 21 May 2024
blog

Giáo án TNXH 3 kết nối bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

GV chiếu cho HS xem video về các thành viên trong gia đình: https://www.youtube.com/watch?v=UEAMz4VonNE

– GV đặt câu hỏi cho HS: Nói về một người họ hàng mà em yêu quý. Em đã làm gì để thể hiện tình cảm với người đó?

– GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong số chúng ta, ai cùng có những người họ hàng mà mình gắn bó và yêu quý nhất. Vì vậy, chủ đề về Gia đình là một nội dung vô cùng thú vị và hấp dẫn. Bài học đầu tiên trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và ghi nhớ được những ngày kỉ niệm đặc biệt của gia đình. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định gia đình họ hàng nội, ngoại

a. Mục tiêu: HS nêu được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại.

b. Cách tiến hành

– GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi.

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, 2, 3, 4 SGK tr.8, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Quan sát các hình về họ hàng của Hoa và cho biết

+ Những người nào là họ hàng bên nội?

+ Những người nào là họ hàng bên ngoại?

– GV mời 3-4 HS lên bảng, chỉ hình và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

– GV nhận xét, đánh giá.

– GV kết luận: Họ hàng là những người có mối quan hệ dựa trên huyết thống. Những người có mối quan hệ huyết thống với bố là họ hàng bên nội, với mẹ là họ hàng bên ngoại. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với bố là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với mẹ là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại.   

 

Hoạt động 2: Xưng hô với những người trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại

a. Mục tiêu: HS biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

b. Cách tiến hành

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 5, 6 SGK tr.7 và đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Em hãy nêu cách xưng hô của Hoa với một số thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại.

– GV mời đại diện 3-4 HS trả lời câu hỏi.

 

 

– GV nhận xét, đánh giá.

– GV kết luận:

+ Họ hàng nội, ngoại bao gồm ông bà, anh chị em ruột của bố hoặc mẹ và con ruột của họ.

+ Ở mỗi vùng miền có cách xưng hô khác nhau đối với những thành viên trong họ hàng

 

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: HS nói được cách xưng hô của Hoa với các thành viên họ hàng bên nội và bên ngoại theo sơ đồ.

b. Cách tiến hành

– GV yêu cầu từng nhóm HS làm việc theo nhóm, quan sát Hình 7 trong SGK tr.8, thảo luận và trả lời các hỏi sau:

+ Các thành viên trong gia đình họ hàng bên bội, bên ngoại của Hoa theo sơ đồ bao gồm những ai?

+ Nói cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình họ hàng bên nội và bên ngoại trong đồ đó.

– GV gọi một số nhóm đại diện trình bày trước lớp, yêu cầu các nhóm khác bổ sung và GV chỉnh sửa.

– GV nhận xét, đánh giá

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

– GV nhận xét và tóm tắt lại những kiến thức trọng tâm bài học.

– GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

 

 

 

 

– HS quan sát và lắng nghe

 

 

 

– HS trao đổi và chia sẻ câu trả lời

 

 

 

– HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

– HS thảo luận theo nhóm đôi.

– HS quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS chỉ hình và trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.:

+ Họ hàng bên nội của Hoa: Ông bà nội của Hoa; gia đình anh trai của bố Hoa.

+ Họ hàng bên ngoại của Hoa: ông bà ngoại của Hoa; gia đình em gái của mẹ Hoa.

– HS lắng nghe và tiếp thu

 

– HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

– HS quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ.

– HS trả lời câu hỏi:

+ Hoa gọi anh trai của bố là bác trai; vợ của bác trai là bác gái; con trai và con gái của các bác là anh họ và chị họ.

+ Hoa gọi em gái của mẹ là dì; chồng của dì là chú (theo cách gọi của người miền Bắc); con gái của dì và chú là em họ.

– HS trình bày câu trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

– HS trao đổi, thảo luận và trình bày:

+ Thành viên trong gia đình họ hâng bên nội của Hoa: ông nội – bà nội (bố mẹ của bố Hoa); bác trai – bác gái (anh trai và vợ của anh trai của bố, theo cách gọi của người miền Bắc); anh, chị họ (con của bác trai và bác gái).

+ Thành viên trong gia đình họ hàng bên ngoại của Hoa: ông ngoại – bà ngoại (bố mẹ của mẹ Hoa); dì – chú (em gái và chồng của em gái của mẹ Hoa, theo cách gọi của người miền Bắc); em họ (con của dì và chú).

 

 

 

– HS trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung

 

– HS chăm chú lắng nghe

 

 

– HS lắng nghe và ghi nhớ

 

– HS chăm chú lắng nghe và phát huy điểm mạnh, sửa chữa điểm yếu

Post Comment