Friday, 3 May 2024
blog

Gợi ý Bài Tập Hóa Học 12 Bài 20 – Học Giải Bài Tập

Nhận định và Phương pháp

Khi đề cho cặp pin điện hóa thì trong 2 kim loại đó, kim loại nào mạnh hơn thì kim loại đó bị ăn mòn. Dựa vào dãy điện hóa, nhớ được thứ tự là giải quyết xong bài toán rồi.

Lời giải:

Vỏ tàu thép (Fe) được nối với thanh Zn thì vỏ tàu được bảo vệ vì tính khử Zn > Fe. Fe-Zn tạo thành cặp pin điện hóa trong đó Zn bị ăn mòn còn lại Fe được bảo vệ.

⇒ Trường hợp vỏ tàu bằng thép được nối với thanh kẽm được bảo vệ.

——————————————-

Bài tập 5 trang 95 SGK Hóa học 12

Cho lá sắt vào:

a) Dung dịch H2SO4 loãng.

b) dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Gợi ý trả lời bài 5

Nhận định và Phương pháp

So sánh 2 ý a, b. Chúng khác nhau điều gì? Ở ý b có thêm vài giọt dung dịch CuSO4. Như vậy trong dung dịch ở ý b đã xuất hiện 2 ion của kim loại khác nhau về bản chất, cùng nằm trong dung dịch. Như vậy:

  • ý a, là một phản ứng hóa học bình thường
  • ý b thì phải vận dụng lí thuyết Ăn mòn hóa học.

Lời giải:

Câu a:

  • Cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, thấy khí thoát ra và bọt khí bám trên bề mặt thanh sắt; bọt khí bám trên bề mặt thanh sắt tăng dần làm giảm diện tích tiếp xúc giữa thanh sắt với dung dịch H2SO4 do đó khí thoát ra giảm dần và ngừng hẳn.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Câu b:

  • Khi cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4, đầu tiên xảy ra phản ứng:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

  • Cu tạo thành bám trên bề mặt thanh sắt được nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng nên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học.
    • Ở điện cực âm, Fe bị ăn mòn theo phản ứng:  Fe → Fe2+ + 2e
    • Ở điện cực dương, ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron:  2H+ + 2e → H2

——————————————-

Bài tập 6 trang 95 SGK Hóa học 12

Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?

A. Sắt bị ăn mòn.

B. Đồng bị ăn mòn.

C. Sắt và đồng đều bị ăn mòn.

D. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn.

Gợi ý trả lời bài 6

Khi đề cho cặp pin điện hóa thì trong 2 kim loại đó, kim loại nào mạnh hơn thì kim loại đó bị ăn mòn.

Ở bài 6 này cũng vậy. Đề thấy xuất hiện Fe – Cu. Fe mạnh hơn Cu ⇒ Fe bị ăn mòn

⇒ Đáp án đúng: A

—————————————–

Phần bài tập nâng cao

**************************************

Bài tập 2 trang 136 SGK Hóa 12 Nâng cao

Câu nào đúng trong các câu sau:

Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra:

A. Sự oxi hóa ở cực dương.

B. Sự khử ở cực âm.

C. Sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.

D. Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.

Gợi ý trả lời bài 2

Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.

⇒ Đáp án D

**************************************

Bài tập 3 trang 136 SGK Hóa 12 Nâng cao

Trong các trường hợp sau, trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa học là:

A. Kim loại Zn trong dung dịch HCl.

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. Đốt dây Fe trong khí O2.

D. Kim loại đồng trogn dung dịch HNO3 loãng.

Gợi ý trả lời bài 3

Trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa học là thép cacbon để trong không khí ẩm.

⇒ Đáp án B

**************************************

Bài tập 5 trang 136 SGK Hóa 12 Nâng cao

Có những vật bằng sắt được tráng thiếc hoặc tráng kẽm.

a. Giải thích tại sao thiếc và kẽm có thể bảo vệ được kim loại sắt.

b. Nếu trên bề mặt của vật đó có những vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong.

Hãy cho biết:

– Có hiện tượng gì xảy ra khi để những vật đó trong không khí ẩm.

– Trình bày cơ chế ăn mòn đối với những vật trên.

Gợi ý trả lời bài 5

Câu a:

Sn, Zn cách li Fe với môi trường nên bảo vệ được Fe.

Câu b: Nếu bề mặt bị xây xát khi để trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

* Với cặp Fe-Sn: ăn mòn theo vết xây xát vào sâu bên trong

Cực âm là Fe:   Fe → Fe2+ + 2e sau đó Fe3+ → Fe3+ + e

Cực dương là Sn:  2H2O + 2e → 2OH– + H2

Sau đó:

Fe2+ + 2OH– → Fe(OH)2

Fe3+ + 3OH– → Fe(OH)3

Fe(OH)2, Fe(OH)3 → Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)

* Với cặp Fe-Zn: ăn mòn từ bên ngoài

Cực âm là Zn: Zn → Zn2+ + 2e

Cực âm là Fe: 2H2O + 2e → 2OH– + H2

Kết quả là Zn bị ăn mòn

Post Comment