Friday, 29 Mar 2024
blog

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chi tiết và dễ hiểu cho các nhà đầu tư mới

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chi tiết và dễ hiểu cho các nhà đầu tư mới

Chia sẻ trên:   


1450

Một trong những kỹ năng mà các nhà đầu tư cần phải có khi tham gia vào thị trường chứng khoán là biết cách đọc bảng giá chứng khoán. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư biết được nên mua vào hay bán ra ở thời điểm nào là hợp lý. Với những nhà đầu tư F0, việc đọc và hiểu được những con số hay ký hiệu trên bảng giá chứng khoán là một điều không hề dễ dàng. Thấu hiểu được sự khó khăn này, HSC sẽ chỉ bạn bí quyết cách đọc dễ hiểu nhất, cùng khám phá những bí quyết đó trong bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán là nơi sẽ thể hiện tất cả các thông tin liên quan đến mức giá chứng khoán và trạng thái của từng loại cổ phiếu đang có mặt trên thị trường. Việc theo dõi những thông tin trên bảng này sẽ giúp các nhà đầu tư nắm rõ được những thông tin thị trường đang biến đổi ra sao và có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn.

Sàn HOSE - Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Sàn HOSE – Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay tại Việt Nam có 2 Sở giao dịch Chứng khoán chính, đó là HOSE (tức Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) và HNX (tức Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội).

Mỗi một sở giao dịch sẽ sở hữu một bảng giá chứng khoán riêng, và các công ty cũng vậy, dùng để phục vụ cho khách hàng của họ.

Hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán

Khi học cách đọc bảng giá chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ phải hiểu và đọc được những ký hiệu như trong hình

Khi học cách đọc bảng giá chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ phải hiểu và đọc được những ký hiệu như trong hình

1. Hệ thống đồ thị chỉ số (nằm phía trên cùng của bảng)

Ở mục này, các bạn cần phải hiểu những chỉ số sau đây:

  • VN-Index: Chỉ số VN-Index sẽ thể hiện xu hướng chuyển động của giá tất cả các loại cổ phiếu đã được niêm yết và thực hiện các cuộc giao dịch trên sàn HOSE.

  • VN30-Index: Chỉ số VN30-Index thể hiện chỉ số giá của 30 công ty đã được niêm yết trên sàn giao dịch TPHCM có giá trị thanh khoản và hàng đầu theo những quy định tiêu chí sàng lọc của sàn.

  • HNX-Index: tương tự như chỉ số VN-Index, chỉ số này cũng thể hiện xu hướng chuyển động giá của các cổ phiếu đã được niêm yết và giao dịch nhưng trên sàn HNX.

  • HNX30-Index: cũng giống với VN30-Index, thay vì thể hiện chỉ số giá của 30 công ty được niêm yết trên sàn HOSE, thì HNX30-Index sẽ thể hiện chỉ số giá trên sàn HNX.

  • VN Allshare: chỉ số này sẽ thể hiện sự biến động giá của các cổ phiếu được niêm yết trên cả hai sàn HNX và HOSE.

2. Những ký hiệu cần biết trên bảng giá chứng khoán

Khi học cách đọc bảng giá chứng khoán, ngoài những chỉ số vừa được liệt kê bên trên, các nhà đầu tư còn phải hiểu được những ký hiệu dưới đây:

  • Mã CK (Mã Chứng Khoán): Đây là danh sách các mã chứng khoán được dùng để giao dịch, thường sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z. Các mã CK trên bảng giá là do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cung cấp và sẽ được viết tắt theo tên của công ty phát hành. Một ví dụ đơn giản và dễ hiểu như mã CK của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có mã CK là HSC.

  • TC (Giá tham chiếu, màu vàng): là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất mà các nhà đầu tư tham gia. Giá này thường sẽ được dùng để làm cơ sở định giá sàn cùng giá trần.

  • Trần (Giá Trần, màu tím): là mức giá cao nhất mà các nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch mua/ bán trong ngày thực hiện giao dịch. Các sàn khác nhau sẽ có mức giá trần khác nhau. Sàn HOSE sẽ có mức giá trần tăng +7% so với mức giá tham chiếu, và sàn HNX sẽ có mức giá trần tăng +10% so với mức giá tham chiếu.

  • Sàn (Giá Sàn, màu xanh lam): khác với giá trần, giá sàn là mức giá thấp nhất mà các nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch mua/ bán trong ngày thực hiện giao dịch. Cũng tương tự giá trần, quy định về mức giá sàn cũng sẽ khác nhau trên các sàn giao dịch. Giá sàn của HOSE có mức giá giảm -7% so với mức giá tham chiếu, còn giá sàn của HNX sẽ có mức giá giảm -10% so với mức giá tham chiếu.

  • Tổng KL (Tổng khối lượng): là tổng khối lượng mà các nhà đầu tư thực hiện được trong một phiên. 

  • Bên mua: ký hiệu này sẽ được thể hiện ở 3 cột chờ mua. Mỗi cột sẽ bao gồm giá mua cùng khối lượng mua, được sắp xếp theo những thứ tự ưu tiên. Và 3 cột này sẽ là 3 giá đặt mua tốt nhất và khối lượng đặt mua tương ứng.

Cột bán trong bảng giá chứng khoán

Cột bán trong bảng giá chứng khoán

Bên bán: cũng giống như bên mua, bên bán cũng sẽ hiển thị 3 cột chờ bán. Mỗi một cột sẽ bao gồm giá bán và khối lượng bán. Đây sẽ là 3 mức giá bán thấp nhất và khối lượng chào bán tương ứng.

  • Khớp lệnh: cột này sẽ hiển thị mức giá khớp lệnh của 1 mã cổ phiếu.

  • Giá cao nhất: là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên giao dịch.

  • Giá thấp nhất: ngược lại với giá cao nhất, đây là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên giao dịch.

  • Giá TB (Giá Trung bình): đây là giá trung bình cộng giữa giá cao nhất cùng giá thấp nhất.

  • Dư mua/ bán: cột này sẽ biểu thị cho khối lượng đang chờ khớp lệnh ở cả chiều mua và bán.

Xem thêm: Học cách xem bảng giá chứng khoán 

Lời kết

Với những thông tin mà HSC vừa chia sẻ trong bài viết này, hy vọng các nhà đầu tư mới đã biết cách đọc bảng giá chứng khoán một cách cơ bản nhất. Từ đó có thể đưa ra những dự đoán và sự lựa chọn đầu tư đúng đắn nhất.

Mở tài khoản chứng khoán online

 

Post Comment