Tuesday, 16 Apr 2024
blog

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chuẩn nhất cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chuẩn nhất cho người mới bắt đầu

Chia sẻ trên:   


1480

Bạn đang có ý định trở thành nhà đầu tư chứng khoán? Nhưng bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đầu với vô vàn kiến thức xung quanh kênh đầu tư này. Đừng lo, hãy để HSC đồng hành cùng bạn trên chặng đường đầu tư sắp tới ở thị trường chứng khoán nhé! Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm về cách đọc bảng giá chứng khoán chuẩn nhất dành cho những người chơi mới. 

Bảng giá chứng khoán là gì?

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán cho người mới tham gia

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán cho người mới tham gia

Bảng giá chứng khoán gồm có những ký hiệu, thông tin cùng với những thuật ngữ liên quan đến các loại chỉ số chứng khoán trên thị trường hiện nay. Thông tin cơ bản trên bảng giá chứng khoán đó là các giá chứng khoán đang được thực hiện giao dịch, các lệnh chờ (mua/bán). 

Đối với những người chơi mới thì cách đọc bảng giá chứng khoán đúng và chuẩn sẽ giúp bạn trở thành một nhà đầu tư thông minh. Vì khi bạn giao dịch hay mua bán các cổ phiếu thì bạn cần phải hiểu và nắm rõ các thông tin, thuật ngữ, ký hiệu cũng như cách thao tác trong bảng giá chứng khoán. Từ đó, bạn mới có thể tự mình đánh giá được diễn biến của thị trường để có thể đặt lệnh với những giá tốt cũng như đưa ra các quyết định kịp thời, đúng đắn nhất.

Hiện nay, có rất nhiều công ty chứng khoán trên thị trường và mỗi công ty sẽ có bảng điện tử thể hiện thông tin giao dịch chứng khoán  được thiết kế giao diện khác nhau. Nhưng về cơ bản đó là chúng đều có chung một ý nghĩa về các ký hiệu, thuật ngữ, thông tin, v.v.

HSC cũng là một trong những công ty chứng khoán đáng tin cậy nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay. Bạn có thể tham khảo thêm về cách xem bảng giá chứng khoán, tại đây.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Thuật ngữ và ký hiệu của bảng giá chứng khoán

Như đã nói ở trên thì bảng chứng khoán sẽ bao gồm các ký hiệu và thuật ngữ liên quan. Do đó việc các nhà đầu tư cần hiểu rõ và nắm vững các kiến thức cơ bản này trước tiên là vô cùng quan trọng. Vậy HSC xin phép giới thiệu cho các nhà đầu tư về các thuật ngữ và ký tự cơ bản nhất hiện nay trên bảng giá chứng khoán. 

Mã chứng khoán – “Mã CK”

“Mã CK” là cách nhanh nhất để bạn tìm được công ty niêm yết trên sàn chứng khoán

Tại mọi sàn giao dịch thì “Mã CK” sẽ được sắp xếp ngay bên trái là cột đầu tiên hiển thị bảng giá cổ phiếu. Trong cột mã chứng khoán này sẽ cho bạn thấy danh sách hàng loạt các mã giao dịch của các doanh nghiệp, công ty đã lên sàn và niêm yết, chúng được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái từ A – Z. Mã chứng khoán này thường là từ viết tắt của tên doanh nghiệp hay công ty, đã được Uỷ Ban Chứng Khoán cấp phép cho 1 mã chứng khoán riêng biệt và chỉ được niêm yết trên duy nhất 1 sàn. 

Nếu bạn tính đầu tư vào công ty nào thì bạn chỉ cần nhập mã chứng khoán của công ty đó vào trường “nhập mã CK”. Lưu ý bạn chỉ cần nhập đúng tên mã chứng khoán thì sẽ tra được những kết quả chính xác. 

Tổng khối lượng – “Tổng KL”

Bạn có thể hiểu đây là tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu trong một ngày của mình. Ngoài ra nó còn cho bạn biết về chỉ số thanh khoản của cổ phiếu. Cột tổng khối lượng bao gồm các cột liên quan đến “Tổng bán”, “Tổng mua và “Tổng khớp” khi bạn giao dịch.

Giá

Để có được những thông tin về giá chứng khoán chính xác thì bạn cần hiểu về “Giá cao nhất” và “Giá thấp nhất”:

  • “Giá cao nhất”: Bạn có thể hiểu rằng đây là mức giá khớp lệnh cao nhất từ phiên giao dịch cho tới thời điểm hiện tại. 

  • “Giá thấp nhất”: Ngược lại, cột này sẽ thể hiện cho bạn thấy mức giá khớp lệnh thấp nhất từ phiên giao dịch cho tới thời điểm hiện tại. 

Bên mua

Mỗi cột thể hiện mức độ mà các lệnh được ưu tiên trong giao dịch

Mỗi cột thể hiện mức độ mà các lệnh được ưu tiên trong giao dịch

Tại cột “Bên mua” thì bạn sẽ thấy được 3 mức giá tốt nhất khi đặt mua. Ngoài ra, nó còn hiển thị khối lượng bạn mua tương ứng. Do đó, bạn có thể dễ dàng tham khảo thêm và cách đọc bảng chứng khoán ở 3 cột sau là: 

  • “Giá 1” và “KL 1”: Lệnh này luôn được ưu tiên hàng đầu trong các giao dịch chứng khoán. Đây là cột hiển thị mức giá mà bạn đã đặt mua cao nhất ở thời điểm hiện tại, bên cạnh đó là khối lượng mua tương ứng.

  • “Giá 2” và “KL 2”: Đây là hai cột hiển thị khối lượng cũng như giá đặt mua tương ứng ở mức cao thứ 2. Lệnh này được xét sau Giá 1. 

  • “Giá 3” và “KL3”: Cột này cũng tương tự với hai cột trên. Lệnh này được xếp sau Giá 2 ở mức độ ưu tiên. 

Bên bán

Bên bán cũng được thể hiện tương tự như bên mua

Bên bán cũng được thể hiện tương tự như bên mua

Cũng giống như bên mua thì giao diện của bên bán cũng hiển thị 3 cột tương đương với giá tốt nhất và khối lượng đặt bán tương đương. 

  • “Giá 1” và “KL 1”: Ngược lại với bên mua thì cột đầu tiên sẽ thể hiện giá bán thấp nhất hiện tại cùng với khối lượng mua mà bạn đặt tương ứng. Đây cũng là lệnh được ưu tiên hàng đầu trong giao dịch. 

  • “Giá 2” và “KL 2”: Cột này cũng được xếp ưu tiên thứ hai sau Giá 1 và cũng đi kèm giá và khối lượng tương đương. 

  • “Giá 3” và “KL3”: Cột này cũng đứng sau lệnh đặt mua Giá 2 và cũng tương tự. 

Các bạn cũng nên lưu ý rằng đây là cột thể hiện mức giá tốt nhất nên chúng được ưu tiên hàng đầu trong giao dịch. Đến phiên ATC hay ATO thì các lệnh này sẽ được đặt ở cột “Giá 1” và “KL1” của cả 2 bên mua và bán. 

Khớp lệnh

Cách đọc bảng giá chứng khoán chính xác nhất đối với cột “Khớp lệnh” đó là xem các yếu tố dưới đây: 

Cột “Giá”: Sẽ thể hiện cho bạn thấy được các mức giá đã khớp lệnh được tính trong phiên giao dịch đang diễn ra hoặc cuối ngày sau đó. 

Cột “KL”: Đây được hiểu ngầm là các khối lượng đã khớp lệnh, nó biểu hiện được chính xác mức giá khớp tương đương với các cổ phiếu xác nhận đã khớp đi cùng. 

Cột “+/-”: Đây là cột tăng hay giảm giá, bạn có thể hiểu một cách đơn giản nó là sự thay đổi giá của giá tham chiếu khi được so sánh trên thị trường chứng khoán. 

Dư mua/ Dư bán

Cột này sẽ thể hiện được lượng cổ phiếu mà bạn đã đặt đang chờ lệnh khớp. Khi giao dịch kết thúc mà khối lượng này không được thực hiện thì nó sẽ hiện ở cột “Dư mua/ Dư bán” 

Quy định về màu sắc trong bảng giá chứng khoán

Màu sắc có một định nghĩa riêng giúp người chơi dễ nhớ hơn

Màu sắc có một định nghĩa riêng giúp người chơi dễ nhớ hơn

  • Màu đỏ: Thể hiện giá hoặc chỉ số giảm.

  • Màu xanh lá cây: Thể hiện chỉ số hoặc giá tăng.

  • Màu vàng: Thể hiện chỉ số hoặc giá không thay đổi so với tham chiếu.

  • Màu xanh da trời: Thể hiện chỉ số hoặc giá giảm tới mức sàn.

  • Màu tím: Thể hiện chỉ số hoặc giá tăng lên tới mức trần.

Cách tính giá trần/ giá sàn

  • Giá tham chiếu + 7% (10%) giá tham chiếu = Giá trần

  • Giá tham chiếu – 7% (10%) giá tham chiếu = Giá sàn

Kết, 

Bài viết trên là toàn bộ cách đọc bảng giá chứng khoán cơ bản nhất cho những người mới bắt đầu. Để có thêm nhiều kinh nghiệm thì hãy đăng ký ngay tài khoản tại HSC và bạn sẽ có cho mình một khoá học hoàn chỉnh về các kiến thức chứng khoán từ cơ bản cho đến nâng cao hữu ích nhất.

Post Comment