Friday, 29 Mar 2024
blog

Làm gì để tránh bị lừa đảo khi mua vé máy bay qua mạng?

Làm gì để tránh bị lừa khi mua vé máy bay?

Tình trạng lừa mua vé máy bay không còn quá xa trong thời gian gần đây đặc biệt tại các nhóm trao đổi mua bán vé. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn đó chính là có không ít người lợi dụng sự tin tưởng của người mua để lừa gạt một số tiền không hề nhỏ. Vậy người mua vé cần phải làm gì để có thể phân biệt được đâu là người bán vé thật đâu là kẻ lừa đảo?

Để tham gia vào các nhóm mua bán vé này rất đơn giản khi chỉ cần vào Facebook tìm từ khóa “vé máy bay” và chọn mục nhóm bạn sẽ thấy có rất nhiều nhóm cộng đồng mua bán vé. Tại đây người mua vé sẽ đưa ra yêu cầu hành trình bay của mình và người bán sẽ đưa ra mức giá. Nếu mức giá và hành trình phù hợp 2 bên sẽ tiến hành giao dịch. Cách thức giao dịch rất đơn giản, bên mua sẽ tiến hành chuyển khoản cho bên bán, sau khi nhận được tiền bên bán sẽ gửi lại vé điện tử cho bên mua. Vấn đề, chính là vé điện tử có thể làm giả mạo và người mua chỉ có thể phát hiện sau khi mình bị gạt.

Thủ đoạn

  • Trường hợp 1

Báo vé giá rẻ hơn hệ thống: người mua vé luôn muốn tìm mua vé giá rẻ, tuy nhiên với vé mua mới, tức vé xuất hệ thống mức giá rẻ nhất chính là mức giá của hãng. Khi giá vé người bán báo rẻ hơn giá vé hệ thống gần như 99% đó là kẻ lừa đảo.Vì nếu đứng ở vị trí của một đại lý hay người bán vé khi báo và bán vé giá rẻ hơn hệ thống đại lý đó sẽ bị lỗ và tất nhiên không một đại lý nào bán vé lỗ.

Sau khi nhận tiền chuyển khoản kẻ lừa đảo có thể không liên hệ với ngườ mua hoặc sẽ cung cấp mã code hay file vé giả mạo. Việc kiểm tra code có thực sự chính xác hay không rất đơn giản chỉ với một vài cách sau là bạn đã có thể kiểm tra được mã code đó là thật hay giả.

Trong trường hợp này bạn cần làm gì?

Cả 3 hãng hàng không Vietjet, Jetstar và Vietnam Airlines hay các hãng bay quốc tế đều có trang web chính thức và tại đó người mua vé hoàn toàn có thể check được giá vé hệ thống. Với Jetstar và Vietjet giá vé hệ thống chính là giá sau khi bạn đã chọn xong hành trình bay. Với Vietnam Airlines sau khi bạn check giá vé hệ thống sẽ hiện thị ngay mức giá hệ thống của hãng.

Hình ảnh giá hệ thống trong của 3 hãng quốc nội (trong ô màu xanh):

Một lưu ý khác dành cho những ai lầu đặt vé hay chưa biết đặt vé tốt nhất nên tham khảo cách đặt vé online  trên website của hãng vì đã phần các hãng bay hiện nay đều luôn chọn mặc định các dịch vụ có tính phí như bảo hiểm, chỗ ngồi, hành lý khi đặt vé. Trong khi những dịch vụ đó đối vợi một số người lại không thực sự cần. Với những dịch vụ mặc định đó nếu không biết các tắt nó sẽ làm cho giá vé khi mua đội lên rất cao.

  • Trường hợp 2

Vé nhượng: Hiện nay, theo chính sách điều kiện hoàn đổi vé chỉ có Vietjet và Jetstar hành khách được phép thay đổi cả họ tên người bay khi chỉ cần đóng phí. Kẻ lừa đảo sẽ tìm đến những người cần vé nhượng và báo giá ở mức rất thấp chỉ vài trăm nghìn và “bao phí đổi tên”. Sau khi người mua chuyển khoản đúng số tiền, kẻ lừa đảo sẽ “không cánh mà bay”.

Đối với trường hợp này, người mua cần yêu cầu phía bán vé cung cấp mã code, tên hành khách, và hành trình bay. Sau người mua hãy tiến hành kiểm tra mã code vé đó là thật hay giả. Nếu thông tin chính xác với thông tin người bán cung cấp sau đó hãy tiến hành giao dịch. Thực tế, việc mua bán vé nhượng rất khó đề phòng vì cho dù check thông tin mã code chính xác nhưng người bán không tiến hành đổi tên trên vé cho người mua vẫn có thể diễn ra.

Để tránh bị lừa gạt bạn cần làm gì?

+ Không mua vé của những Facebook ảo

+ Tuyệt  đối không mua vé khi nhận được báo giá thấp hơn giá vé của hệ thống

+ Mua vé nhượng cần kiểm tra mã code trước khi mua.

+ Tìm và mua vé tại những đại lý uy tín

Xem thêm:

++ Mua vé máy bay từ nước ngoài như thế nào?

Post Comment