Saturday, 18 May 2024
blog

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu có bị xử phạt không?

Những năm gần đây, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang trở nên báo động. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ gây thiệt hại đối với Nhà Nước và công dân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng an ninh – trật tự xã hội. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm trực tiếp đến quyền về tài sản của người bị thiệt hại. Tùy vào từng mức độ vi phạm mà sẽ có những chế tài xử phạt khác nhau đối loại tội phạm này. Vậy nếu lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng thì bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu về chế tài đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu có bị xử phạt không?

1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch, đoạt lấy, chiếm lấy tài sản của người khác trái pháp luật, để nắm giữ, quản lý, sử dụng, định đoạt bằng cách dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội. 

Để nhận biết được loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chúng ta cần dựa vào 4 yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để tìm hiểu rõ hơn, mời Quý khách hàng tham khảo bài viết Các yếu tố cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

2. Tội chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng thì bị xử phạt như thế nào? 

Để cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chúng ta cần dựa vào 4 yếu tố đó là: Khách thể của tội phạm; Chủ thể của tội phạm; Mặt khách quan của tội phạm; Mặt chủ quan của tội phạm. Nếu thiếu một trong 4 yếu tố này sẽ không đủ cơ sở để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Điều 174 Bộ luật Hình sự. 

Ở yếu tố mặt khách quan của tội phạm, giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Như vậy, nếu lừa đảo chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng mới vi phạm lần đần đầu thì chỉ bị xử phạt hành chính. Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. 

Nếu giá trị tài sản bị lừa đảo dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

3. Các thắc mắc thường gặp về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch, đoạt lấy, chiếm lấy tài sản của người khác trái pháp luật, để nắm giữ, quản lý, sử dụng, định đoạt bằng cách dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội. 

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng bị phạt bao nhiêu?

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng có bị đi tù không?

Nếu giá trị tài sản bị lừa đảo dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng có bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp quý khách hàng khi thắc mắc về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồngNếu quý khách hàng còn gặp phân vân về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng và muốn nhận được sự tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

– Tư vấn pháp lý: 1900.3330

– Mail: [email protected]

✅ Quy định: ⭕ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng ✅ Cập nhật: ⭐ 2022 ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Đánh giá post

Post Comment