Saturday, 27 Apr 2024
blog

Lừa đảo vé máy bay: cẩn thận vẫn bị lừa

Dù đã cầm chắc tấm vé trong tay hay cất công đến tận nơi có trưng biển “Phòng vé máy bay” để mua vé, không ít hành khách vẫn té ngửa khi đến sân bay chìa vé ra làm thủ tục, nhân viên hàng không cho biết: “vé không có giá trị”.

Thủ đoạn tinh vi

Nếu như trước đây, các hành vi lừa đảo vé máy bay thường diễn ra ở các hình thức hack tài khoản để mua vé, mở phòng vé bán cho một tập thể rồi ôm hàng trăm triệu đồng bỏ trốn thì đến nay, các vụ việc lừa đảo vé máy bay đã “biến tướng” và rất tinh vi. Đáng chú ý, có vụ lừa đảo chỉ mang tính chất cá nhân với giá trị vài triệu đồng khiến khách hàng không biết để đề phòng.

Thủ đoạn của chúng là mua vé đúng ngày giờ và tên của khách, thực hiện thanh toán như bình thường và gửi vé để khách kiểm tra với tổng đài. Vậy là khách yên tâm đã có tấm vé tết “giá rẻ”. Nhưng vài ngày sau, đối tượng gửi yêu cầu tới Vietnam Airlines để hoàn vé, lấy lại tiền đã ứng ra trước đó để mua vé bán lại cho hành khách…

Việc hoàn vé được thực hiện dễ dàng, nhưng khách không hề biết, vì đây là giao dịch giữa các đối tượng với hãng hàng không.Theo quy định, trừ loại vé siêu tiết kiệm thì hành khách có thể trả lại vé nếu đưa ra được các thông tin cần thiết mà hãng yêu cầu. Bay Nhé còn tập hợp danh sách một số nạn nhân, tìm đích danh chủ một số facebook lừa đảo để “bóc mẽ” và cảnh báo hãy trả lại tiền trước khi Bay Nhé nhờ cơ quan công an xác minh.

Những ngày cuối năm 2013, chính Vietnam Airlines cũng lên tiếng cảnh báo hình thức lừa đảo như Bay Nhé đã từng cảnh báo. Vietnam Airlines cho biết thêm, nạn nhân không chỉ mua vé hạng phổ thông mà còn mất gấp đôi số tiền vì có người mua vé hạng thương gia. Đáng chú ý không chỉ là vé Tết, có những người mua vé ở các thời điểm khác, đến lúc ra sân bay làm thủ tục check in mới biết mình bị lừa.

Hành khách được hướng dẫn vào website của Vietnam Airlines để lựa chọn chuyến bay thích hợp rồi đăng ký mua vé , sau đó trả tiền thanh toán và nhận email xác nhận xuất vé của chính hãng hàng không. Nhưng khi thực hiện xác thực qua ngân hàng thanh toán, Vietnam Airlines được thông báo đây là các giao dịch giả mạo nên không chấp nhận vé có giá trị dù hành khách đã trả tiền mua vé. “Có khoảng 20 người đã mất tiền oan vì dính chiêu lừa này” -nguồn tin này cho biết.

Hãng hàng không cũng là nạn nhân

Các hãng hàng không cũng cho biết khi nới điều kiện vé để tăng quyền lợi của khách hàng, trên thị trường luôn có chiêu lừa tương ứng của các đối tượng kiếm lợi bất chính mà trong đó, cả hãng hàng không và hành khách đều là nạn nhân.

vé máy bay 86744

Các hãng hàng không khuyến cáo hành khách nên đến mua vé tại các phòng vé của hãng có trưng biển rõ ràng, mua tại các đại lý do hãng chỉ định. Ảnh: Bích Ngân

Với chính sách bán và chương trình khuyến mãi của bất cứ hãng hàng không nào, kẻ lừa đảo cũng tìm được kẽ hở để kiếm lời bất chính mà nạn nhân sập bẫy chủ yếu là do ham mua vé rẻ. Trung bình khoảng 2 tuần, các hãng hàng không giá rẻ lại có một đợt khuyến mãi, và khoảng 3 đến 4 tuần lại có một đợt siêu khuyến mãi với giá vé chỉ vài chục nghìn đồng/vé/chiều, nhưng số lượng chỗ có hạn nên rất khó mua.

Do đó, nhiều đối tượng đã bỏ công sức săn vé khuyến mãi để bán lại, vì các hãng giá rẻ cho phép hành khách được đổi tên. Đáng lưu ý là mức phí đổi tên khá thấp, như VietJet Air thu phí 317.000 đồng và không hạn chế số lần đổi tên cho đến khi vé hết thời hạn giá trị, nên chủ nhân của một chiếc vé có thể bán lại cho nhiều “gà”. Và chỉ đến khi người mua lại vé hỏi thông tin từ tổng đài hãng hàng không, hoặc đến ngày ra sân bay mới biết mình bị lừa.

Thậm chí có trường hợp khách còn chấp nhận mua vé của người khác rồi đến chính quyền địa phương khai báo là mất chứng minh nhân dân, xin giấy xác nhận nhân thân theo tên tuổi trùng hoặc giống hệt với tên người sở hữu vé máy bay, rồi dán ảnh mình vào để qua mắt lực lượng an ninh hàng không. Một chuyến bay của Vietnam Airlines xuất phát từ Đà Nẵng tối ngày 17/11/2013 đã phát hiện một nhóm khách gồm 13 người dùng giấy tờ giả để lên máy bay về TPHCM. Tất cả đều bị phạt hành chính 1 triệu đồng/người, bị hủy vé và phải làm việc với cơ quan công an để làm rõ sai phạm.

Có những kẻ lừa đảo còn “ẩu” đến mức lấy chính sách của hãng này giả làm chính sách của hãng khác để “câu” khách hàng nhẹ dạ. Trong thực tế, hãng hàng không truyền thống như Vietnam Airlines không có giá vé 0 đồng hoặc vài chục nghìn đồng, nhưng có đối tượng đã nhân cơ hội bán vé 0 đồng của hãng hàng không giá rẻ Air Asia của Malaysia để lập trang fanpage lấy tên Vietnam Airlines, rao bán vé rẻ và chương trình khuyến mãi lừa đảo để ăn cắp mật khẩu facebook. Không cần đọc kỹ cũng có thể nhận thấy các giao diện trên website rao bán vé này là không thống nhất, lẫn của hãng hàng không này với hãng hàng không khác, nhưng vẫn thu hút được tới hơn 6.000 like.

Trước những chiêu lừa ngày càng tinh vi, các hãng hàng không khuyến cáo hành khách nên đến mua vé tại các phòng vé của hãng có trưng biển rõ ràng, mua tại các đại lý do hãng chỉ định. Tất cả đều được công bố và cập nhật trên trên website của hãng. Nếu có điều kiện, khách có thể mua vé trực tuyến trên website của các hãng hàng không.

Những lưu ý khi mua vé máy bay là khách phải kiểm tra điều kiện của vé, và yêu cầu nơi bán vé cung cấp hóa đơn để thuận tiện cho việc kiểm soát các thay đổi (nếu có) để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Trong trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng, khách hàng cần thực hiện xác thực thẻ (tại sân bay hoặc phòng vé nơi gần nhất) để đảm bảo quyền lợi của chủ thẻ./.

——————————————————
Đến với Beetours bạn sẽ được tư vấn một cách chuyên nghiệp từ các chuyên gia tư vấn về vé máy bay giá rẻ, các chương trình khuyến mãi của các hãng bay và cẩm nang du lịch tuyệt vời. Hãy truy cập vào website https://beetours.vn/ hoặc gọi điện vào số 0944.555.900 để được giúp đỡ một cách tận tình nhất.

Post Comment