Thursday, 9 May 2024
blog

[MỚI] Soạn Bài Xưng Hô Trong Hội Thoại Siêu Ngắn Đầy Đủ Nhất

PHẦN II: LUYỆN TẬP

Trả lời câu 5 (trang 40 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):

Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác.

Trả lời

– Trước cách mạng tháng 8/1945, nước ta là một nước phong kiến, người đứng đầu quốc gia sẽ xưng trẫm với tất cả những người còn lại, thể hiện cách biệt về địa vị xã hội, ảnh hưởng của nhà nước phong kiến phương Bắc, chỉ riêng nhà vua mới được dùng.

Về nghĩa gốc, từ “trẫm” (朕) ban đầu cũng chỉ là một đại từ nhân xưng phổ biến, dùng như “tôi”, “ta” bình thường. Cho đến khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, nhận thấy “trẫm” có phát âm quá giống với từ “Chính” – tên húy của mình (Doanh Chính), nên đã cấm dân chúng xưng hô như vậy. Từ đó về sau từ “trẫm” chỉ nhà vua mới dùng.

– Việc Bác xưng “tôi”, gọi dân chúng là “đồng bào” cho thấy không có sự phân biệt về khoảng cách hay địa vị xã hội, thể hiện yếu tố bình đẳng mà con người trong xã hội mới đều mong muốn.

Từ “đồng bào” trong tiếng Việt xuất phát từ câu chuyện “con Rồng cháu Tiên”, ý nghĩa là người cùng một nguồn cội, được sinh ra như nhau. Vì vậy không có cách biệt giữa người và người, ai ai cũng như nhau.

Post Comment