Sunday, 19 May 2024
blog

Nghe điện thoại mạo danh công an, cụ bà 82 tuổi mất hơn 1 tỷ đồng

Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội .

Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của Thế Giới Di Động

Bạn vui lòng chờ trong giây lát…

Cụ bà 82 tuổi mất hơn 1 tỷ đồng sau khi nghe điện thoại mạo danh công an

Nghe điện thoại mạo danh công an, cụ bà 82 tuổi mất hơn 1 tỉ đồng

Ảnh minh họa (Nguồn: Shutterstock)

Một thông tin mình vừa có được từ báo Thanh Niên mà mọi người cần hết sức lưu ý: Sau khi nghe cuộc gọi giả mạo công an, yêu cầu chuyển tiền để chứng minh mình không phạm tội, cụ bà 82 tuổi ở Hà Nội mất 1.2 tỷ đồng.

Trưa 9/7, thông tin từ Công an Quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, cơ quan này đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan điều tra vụ giả danh cán bộ công an để lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng với thủ đoạn không mới.

Nghe điện thoại mạo danh công an, cụ bà 82 tuổi mất hơn 1 tỉ đồng

Đối tượng giả danh công an gọi điện để lừa tiền (Nguồn: VnExpress)

Trước đó ngày 3/7, Công an Phường Thổ Quan (Quận Đống Đa) tiếp nhận trình báo của cụ bà tên H. (82 tuổi, trú tại địa bàn) về việc nhận được cuộc điện thoại của một người lạ, tự xưng là cán bộ công an và thông báo về việc cụ bà này liên quan đến một vụ án ma túy.

Khi thấy nạn nhân sắp cắn câu, đối tượng lạ mặt yêu cầu cụ H. chuyển tiền để chứng minh mình không liên quan đến vụ việc. Sau đó, cụ H. đã chuyển 1.2 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng mà đối tượng cung cấp.

Biết mình bị lừa, cụ H. đã đến công an trình báo.

Nghe điện thoại mạo danh công an, cụ bà 82 tuổi mất hơn 1 tỉ đồng

Ảnh minh họa (Nguồn: NPR)

Công an Thành Phố Hà Nội cho biết, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả mạo công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn có người sập bẫy. Đa phần nạn nhân là những người cao tuổi, ít cập nhật thông tin và khi xảy ra sự việc, một số nạn nhân sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự nên không trình báo, gây khó khăn cho công tác điều tra.

Công an Thành Phố Hà Nội cũng khuyến cáo người dân cần cảnh giác, nhắc nhở người thân, bạn bè về các thủ đoạn kể trên để tránh trở thành nạn nhân.

Nghe điện thoại mạo danh công an, cụ bà 82 tuổi mất hơn 1 tỉ đồng

Các thủ đoạn mạo danh lừa đảo qua điện thoại (Nguồn: NCSC)

Nếu làm việc với người dân, công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc qua công an địa phương. Chính vì vậy, khi có cuộc gọi giả mạo công an, người dân cần cảnh giác, tuyệt đối không nghe theo, không cung cấp thông tin cá nhân cũng như tài khoản ngân hàng. Khi thấy có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho công an gần nhất để được hỗ trợ và phối hợp xác minh, xử lý.

Bạn sẽ xử lý thế nào nếu gặp phải thủ đoạn lừa đảo này?

Để theo dõi các thông tin mới nhất mà không lo bị gián đoạn, hãy tham khảo ngay nhiều mẫu smartphone có pin trâu tại Thế Giới Di Động nhé, tha hồ “lướt” mạng cả ngày không lo hết pin!

XEM ĐIỆN THOẠI PIN KHỦNG CHÍNH HÃNG

Xem thêm:

Biên tập bởi Nguyễn Quý Nghiêm

Không hài lòng bài viết

510 lượt xem

Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):

Anh
Chị

Post Comment