Friday, 29 Mar 2024
blog

Những điều cần biết trước khi mua cổ phiếu VPbank

Đánh giá post

Hiện nay ta thấy mã cổ phiếu ngân hàng Vpbank được khá nhiều người quan tâm và tìm đến bởi khi có công bố tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank quý 1 đã tăng trưởng mạnh mẽ ở mức đó là khoảng 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính vì vậy mà lợi nhuận của cổ phiếu Vpbank cũng ngày một tăng cao. Hãy cùng tham khảo bìa viết ngay sau đây để có cái nhìn tổng quan cũng như là chi tiết nhất nhé!

Mã cổ phiếu VPbank là gì?

Như chúng ta đã biết thì Vpbank được chính thức đi vào hoạt động năm 1993. Đây được xem là một trong những ngân hàng TMCP có lịch sử lâu đời tại Việt Nam và nó cũng khá nổi tiếng. Năm 2010 thì nó đánh dấu bước chuyển đổi sang mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại đặc biệt đó là ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đã có bước phát triển mạnh mẽ.

Sáng ngày 17/8/2017 thì 1,33 tỷ cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã chính thức được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giá tham chiếu đó chính là 39.000 đồng. Chính vì vậy mà ta thấy khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán hiện nay đó là hơn 3,7 triệu cổ phiếu.

Giá cổ phiếu VPbank hiện nay

Nhiều người thường phân vân cũng như là không biết giá cổ phiếu VPbank như thế nào. Giá cổ phiếu hiện tại của ngân hàng Vpbank đó chính là 65.600 đồng/cổ phiếu. Theo thống kê hiện nay thì biến động trong ngày của mã VPbank đó chính là 65.100 – 66.400 đồng/ cổ phiếu. Giá trung bình trong vòng 10 ngày đó là 62.230 đồng/ cổ phiếu.

Giá mã VPbank biến động trong 52 tuần ở phạm vi 21300 cho đến 73.300 đồng/ cổ phiếu. Tóm lại có thể nói từ đầu năm tới giờ thì mã VPBank đã tăng giá gần như là gấp đôi.

Trong vòng 3 tháng qua, mức giá cao nhất mã VPB được ghi nhận là 72.100 đồng/ cổ phiếu vào ngày 2/7. Tuy nhiên diễn biến cuối tháng 7 thì trái ngược hoàn toàn với chiều hướng tích cực vào hồi đầu tháng. Mức giá ghi nhận là 56.300 đồng/ cổ phiếu.

Bước sang đầu tháng 8 thì mức giá cổ phiếu VPB đã tăng trở lại. Mức tăng được xem là tăng nhanh liên tục. Mặc dù có những diễn biến giằng co về giá trong một tuần đầu tháng 8. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì mã VPB luôn ghi nhận mức tăng xuyên suốt tới mức giá như hiện tại như bây giờ.

Có nên mua cổ phiếu ngân hàng Vpbank không?

Hiện tại ta thấp tổng tài sản hợp nhất của VPBank đã đạt hơn 436 nghìn tỷ đồng đã tăng 4,1% so với cuối năm 2020. Tín dụng ngân hàng hợp nhất hết quý 1 2020 đã đạt hơn 332 nghìn tỷ đồng và ta thấy tăng 2,8% so với cuối năm 2020 trong đó thì ngân hàng riêng lẻ đã tăng 3,6%.

Do vậy mà việc kịp thời điều chỉnh chiến lược về sản phẩm và chiến lược huy động của ngân hàng tiếp tục phát huy hiệu quả đã phần nào giúp gia tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại ngân hàng mẹ từ mức 15,5% cuối năm 2020 lên mức 17% cuối kỳ 1 năm 2021.

VPBank cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2021 và ghi nhận những chuyển biến tích cực trong quản trị rủi ro cũng như là chất lượng tài sản, chi phí vốn. Bên cạnh đó, thì thu nhập từ phí gia tăng động lực tăng trưởng cho lợi nhuận và các chỉ tiêu an toàn hoạt động được củng cố.

Quản trị rủi ro hiệu quả, cải thiện chất lượng tài sản

Tính đến ngày 30/6/2021 thì ta thấy tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của VPBank được kiểm soát ở 2,94%, tại ngân hàng riêng lẻ ở 1,73%. Theo VPbank thì công tác xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm 2021 với thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro hợp nhất đạt 1.376 tỷ đồng đã tăng 34% so với cùng kỳ năm trước đặc biệt tại FE Credit thu nhập này tăng gần 110%.

Các tỷ lệ an toàn của VPBank trong quý 1/2021 tiếp tục được duy trì ở mức tốt nhất cũng như là tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó:

  • Tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) hiện đang ở mức 73,5% (so với giới hạn 85%).

  • Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát ở mức đó là 29,9% (so với yêu cầu 40%).

  • Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Thông tư 41 của Ngân hàng hợp nhất đạt gần 12% và hiện đang tiếp tục duy trì ở mức an toàn và cao hơn mức tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước.

Rủi ro

Chi phí huy động vốn (COF) của ngân hàng riêng lẻ giảm tới 1,3% so với cả năm 2020 và giảm 0,6% so với quý 4 năm 2020. Tương ứng đó là tại ngân hàng hợp nhất, COF cũng giảm 1,2% so với năm 2020. Đây là những điều đáng ngại tuy nhiên vẫn nằm trong dự báo tình hình khi diễn biến của dịch Covid-19 còn phức tạp.

Hầu hết ngân hàng không thể nâng mức lãi suất tiền gửi cho nên người dân cũng không mấy mặn mà với gửi tiền tiết kiệm. Phần lớn thì ta thấy thời điểm giãn cách, kinh tế eo hẹp khiến mức thu nhập giảm sút nghiêm trọng. Và hiện tượng nhiều khách hàng đã phải rút tiền trước kỳ hạn để ứng phó với tình trạng mất việc cũng ngày càng gia tăng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:

    1900 6198

    , E-mail:

    [email protected]

    .

Post Comment