Sunday, 19 May 2024
blog

Những mẫu kịch bản telesale hay và hấp dẫn nhất mọi thời đại

Mẫu kịch bản telesale hay và hấp dẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm và tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng. Bài viết dưới đây, chúng tôi gửi đến bạn đọc cách xây dựng và một số mẫu kịch bản telesale ấn tượng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Vai trò của telesale

Hiện nay, vai trò của telesale là không thể phủ nhận, dưới đây là những vai trò nổi bật mà telesale mang lại, cụ thể như sau:

Giúp giới thiệu sản phẩm

Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập cũng là lúc tính cạnh tranh sẽ ngày càng cao. Người tiêu dùng sẽ có rất nhiều sự lựa chọn đối với những sản phẩm mà họ đang có nhu cầu. Chính vì vậy, để khách hàng có thể nhận ra đâu ra sản phẩm của doanh nghiệp là điều không dễ dàng.

Telesale ra đời với vai trò đưa sản phẩm đến với khách hàng, giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

 

Vai-tro-cua-telesaleVai-tro-cua-telesale

Giúp kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng

Một trong những vai trò quan trọng phải kể đến của telesale là kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Bằng việc đưa ra những ưu đãi hấp dẫn đối với từng đối tượng khách hàng vào từng thời điểm cụ thể, nắm bắt được tâm lý của khách hàng khiến họ muốn mua sản phẩm của doanh nghiệp ngay cả khi chưa thực sự cần thiết.

Giúp khách hàng giải đáp những vấn đề còn khúc mắc

Có rất nhiều câu hỏi được khách hàng đặt ra trước khi quyết định mua sản phẩm. Bởi thế mà lúc này, telesale có vai trò rất quan trọng trong việc giải đáp những thắc mắc của khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Từ đó đưa ra quyết định mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, telesale còn tiếp nhận thông tin từ khách hàng về các vấn đề phát sinh khi sử dụng sản phẩm. Sau đó gửi những thông tin này đến cho các bộ phận liên quan và tìm ra phương án giải quyết cho khách hàng.

Telesale-la-phuong-thuc-tiep-nhan-thong-tin-tu-khach-hangTelesale-la-phuong-thuc-tiep-nhan-thong-tin-tu-khach-hang

Giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng

Bằng việc tư vấn và giới thiệu sản phẩm, telesale có thể tìm ra được ưu, nhược điểm của sản phẩm. Từ đó nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.

Lợi ích của một kịch bản telesale hay và hấp dẫn

Kịch bản telesale là thứ nhất định phải có trước khi thực hiện bất kỳ cuộc gọi nào. Theo đó, một kịch bản telesale hay và hấp dẫn sẽ có những lợi ích sau:

Thứ nhất: Kịch bản telesale giúp nhân viên tư vấn có thêm sự tự tin trước mỗi cuộc gọi.

Thứ hai: Dựa theo một kịch bản đã được xây dựng sẵn, nhân viên telesale có thể dễ dàng bắt đầu cuộc trò chuyện và giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Thứ ba: Việc có kịch bản telesale sẽ giúp nhân viên bình tĩnh đối phó với những trường hợp không mong muốn xảy ra, như:

– Khách hàng từ chối nhận tư vấn

– Khách hàng tẩy chay/khiếu nại về sản phẩm.

– Khách hàng đưa ra những yêu cầu không phù hợp.

Kich-ban-telesale-giup-gia-tang-doanh-thu-va-loi-nhuan-doanh-nghiepKich-ban-telesale-giup-gia-tang-doanh-thu-va-loi-nhuan-doanh-nghiep

Cách xây dựng mẫu kịch bản telesale hay và hấp dẫn

Mẫu kịch bản telesale ấn tượng với khách hàng là một kịch bản được xây dựng chỉn chu, chuyên nghiệp ngay từ phần mở đầu đến phần kết luận. Những lưu ý cụ thể của từng phần như sau:

Phần 1: Phần mở đầu thân thiện và ấn tượng

Để có một mở đầu ấn tượng với khách hàng thì khi thực hiện cuộc gọi điều bạn cần chú ý nhất là ngữ điệu giọng nói của mình.

Để bản thân giữ được sự thoải mái và thư giãn đối với cuộc gọi bạn nên đặt cho mình tâm thế là đang mang lại lợi ích cho khách hàng bằng việc cung cấp thông tin sản phẩm chứ không phải năn nỉ họ mua hàng.

Đặc biệt điều không thể bỏ qua ở phần này đó là phải giới thiệu tên gọi của mình và gọi tên khách hàng với âm điệu thân thiện, hứng khởi và tràn đầy năng lượng.

Cach-xay-dung-kich-ban-telesale-voi-phan-mo-dau-an-tuongCach-xay-dung-kich-ban-telesale-voi-phan-mo-dau-an-tuong

Phần 2: Gây ấn tượng và tạo sự tương tác với khách hàng

Một trong những tình huống thường xuyên xảy ra khi giao tiếp qua điện thoại đó là khách hàng mượn cớ để cúp máy khi không muốn mất thời gian cho cuộc gọi của bạn. Điều cần thiết mà bạn cần thực hiện ngay lúc này là đề cập ngay đến lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm.

Theo đó, bạn có thể đề cập đến các lợi ích bằng cách lồng ghép một cách khéo léo ngay tại phần giới thiệu, tức là khi mới bắt đầu cuộc gọi.

Ví dụ:

– Nhân viên telesale: Em chào anh ạ! Em là … đến từ ngân hàng BIDV. Hiện bên em đang có dịch vụ mở thẻ BIDV để tiết kiệm/tăng lợi nhuận lên đến …% cho khách hàng.

– Khách hàng: Chào em! Em có thể nói chi tiết hơn được không?

– Nhân viên telesale: (Lúc này, hãy cố gắng nói ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm vấn đề).

Cùng với đó, trong kịch bản telesale của bạn cũng cần có những câu hỏi để tương tác ới khách hàng. Bởi việc độc thoại một mình sẽ làm cho khách hàng mất tập trung với nội dung mà bạn cung cấp. Việc đưa ra những câu hỏi đồng thời cũng thể hiện được sự quan tâm của bạn đối với nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy, sự tương tác khi nói chuyện với khách hàng là rất cần thiết.

Phần 3: Chốt đơn hoặc đề xuất gặp mặt trực tiếp

Việc chốt đơn ngay trên cuộc gọi hay cần phải gặp mặt trực tiếp phụ thuộc rất nhiều vào giá trị của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Theo đó, đối với các sản phẩm có giá trị thấp, bạn hoàn toàn có thể chốt đơn ngay từ cuộc gọi đầu tiên nếu sử dụng linh hoạt các phương thức tác động lên tâm lý của khách hàng, khuyến khích khách hàng mua sản phẩm như thông tin về các chương trình khuyến mại, thời hạn khuyến mại,…

Còn đối với những sản phẩm có giá trị cao như hợp đồng dịch vụ thường xuyên, bất động sản,… hoặc trong trường hợp khách hàng không thể đưa ra quyết định ngay lập tức thì lúc này, bạn cần cố gắng để tạo ra một cuộc gặp mặt trực tiếp. Nhưng cần lưu ý, hãy chủ động chọn khung giờ và địa điểm cho buổi gặp mặt.

Ví dụ:

– Nhân viên telesale: Vậy vào 9h sáng ngày mai, em qua văn phòng anh hay ở đâu thì tiện cho anh nhất ạ?

Trường hợp khách hàng đang đi công tác, hãy sắp xếp một cuộc hẹn xa hơn hoặc lựa chọn phương án gọi lại sau khi khách hàng đã hết bận.

Ví dụ:

– Nhân viên telesale: Vậy em sẽ liên hệ lại với anh sau khi anh đi công tác về, vào thứ ba tuần sau được chứ ạ?

De-xuat-gap-mat-truc-tiep-la-noi-dung-phai-co-trong-kich-ban-telesaleDe-xuat-gap-mat-truc-tiep-la-noi-dung-phai-co-trong-kich-ban-telesale

Phần 4: Phần kết thúc cuộc gọi

Đây là phần rất quan trọng để tạo nên một kịch bản telesale ấn tượng với khách hàng.

Trước khi kết thúc cuộc gọi, bạn cần nói lời cảm ơn và lời chào tạm biệt với khách hàng của mình. Đặc biệt, để tránh trường hợp khách hàng vẫn còn câu hỏi cũng như thể hiện sự tôn trọng với khách hàng, hãy cúp máy sau họ, chắc chắn đây sẽ là kịch bản telesale bán hàng hiệu quả.

Mẫu kịch bản telesale hay và hấp dẫn nhất mọi thời đại

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà kịch bản telesale sẽ khác nhau. Dưới đây là một số mẫu kịch bản telesale hay và hấp dẫn nhất mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu kịch bản telesale giới thiệu – hẹn gặp trực tiếp

– Telesale: Em chào anh, xin lỗi cho em hỏi đây có phải là số máy của anh M không ạ?

– M: Vâng, đúng rồi

– Telesale: Em chào anh. Em là N, em gọi điện cho anh từ công ty O. Hiện tại, công ty em có một số cổ phiếu X, đây là cơ hội đầu tư tốt mà anh không nên bỏ qua. Anh có thể dành cho em ít phút được không ạ?

– M: Anh không quan tâm đến vấn đề này em ạ.

– Telesale: Cơ hội đầu tư này rất ít, bên em chỉ dành cho một lượng khách hàn nhất định. Anh có thể sắp xếp thời gian để em hẹn anh chiều nay được không ạ?

– M: Chiều nay anh bận lắm.

– Telesale: Em biết với vị trí là Giám đốc điều hành của một doanh nghiệp lớn thì anh sẽ rất bận nên em gọi điện để thu xếp một cuộc hẹn thuận tiện nhất với anh. Vậy 3h chiều mai hay 10 giờ sáng thứ 5 tuần này sẽ tiện hơn cho anh ạ?

– M: Thế để chiều mai em nhé, liên lạc với anh trước khi tới.

– Telesale: Dạ em cảm ơn anh. Vậy hẹn gặp anh vào 3h chiều mai tại phòng làm việc của anh nhé. Em chúc anh một ngày làm việc thật hiệu quả. Em chào anh.

Mẫu kịch bản telesale tạo dựng mối quan hệ, hẹn gọi lại lần sau

– Telesale: Em chào anh, đây có phải là số máy của anh M không ạ?

– M: Đúng rồi, ai vậy?

– Telesale: Em chào anh. Em là N, em gọi điện cho anh từ công ty O. Hiện tại, công ty em có một số cổ phiếu X, đây là cơ hội đầu tư tốt mà anh không nên bỏ qua. Anh có thể dành cho em ít phút được không ạ?

– M: Anh không quan tâm đến vấn đề này nữa em ạ.

– Telesale: Đây là cơ hội đầu tư “hiếm có khó tìm”, bên em chỉ dành cho một lượng khách hàng nhất định. Anh có thể sắp xếp thời gian để em hẹn anh chiều nay được không ạ?

– M: Anh bận lắm, không sắp xếp được thời gian em ạ.

– Telesale: Em biết với vị trí là Giám đốc điều hành của một doanh nghiệp lớn thì anh sẽ rất bận nên em gọi điện để thu xếp một cuộc hẹn thuận tiện nhất với anh. Vậy 3h chiều mai hay 10 giờ sáng thứ 5 tuần này sẽ tiện hơn cho anh ạ?

– M: Anh bận không gặp được em nhé.

-Telesale: Dạ vâng. Em hiểu rồi ạ. Xin lỗi vì đã làm phiền anh lúc này. Vậy em sẽ gọi điện lại cho anh vào lúc khác nhé. Chúc anh một ngày làm việc hiệu quả và nhiều năng lượng. Em chào anh.

Mau-kich-ban-telesale-hay-hap-danMau-kich-ban-telesale-hay-hap-dan

Mẫu kịch bản telesale xử lý phàn nàn/khiếu nại của khách hàng

– Telesale: Xin lỗi cho em hỏi đây có phải số điện thoại của anh A không ạ?

– A: Đúng rồi, tôi A nghe đây.

– Telesale: Vâng em chào anh ạ, em là T đến từ Công ty T, doanh nghiệp với 100% vốn Nhật Bản. Hiện bên em đang có một số sản phẩm mới, anh có thể cho em xin một vài phút được không ạ?

– A: Anh đang định liên hệ với bên em đây. Anh không hiểu công ty em làm ăn kiểu gì mà để sản phẩm bị lỗi nghiêm trọng như vậy?

– Telesale: Dạ, không biết sản phẩm có vấn đề gì sao ạ? Anh có thể nói rõ hơn giúp em không?

– A: (Khách hàng liệt kê lỗi sản phẩm)

– Telesale: (Tập trung lắng nghe, tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng). Trước tiên, cho phép em thay mặt toàn thể công ty gửi lời xin lỗi đến anh về những vấn đề mà anh gặp phải đối với sản phẩm bên em. Em cũng xin được cảm ơn anh vì đã phản ánh để bên em biết được những thiếu sót của mình. Phản ánh của khách hàng là những đóng góp vô cùng quý giá để bên em tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Em đã tiếp nhận đầy đủ những vấn đề mà anh gặp phải. Bên em sẽ tiến hành xử lý ngay và phản hồi đến anh sớm nhất có thể.

– A: Bên em toàn hứa suông, kiểu “nói trước bước không qua”. Hồi trước có mấy bạn gọi cho anh và cũng hứa như vậy. Nhưng anh đợi mãi chả thấy ai.

– Telesale: Một lần nữa cho em được gửi lời xin lỗi chân thành đến anh. Em tên là B và em mong anh cho bên em một cơ hội cuối cùng để giải quyết vấn đề này. Dù kết quả thế nào, chiều nay em cũng sẽ gọi để thông báo lại cho anh ạ.

– A: OK được rồi, cảm ơn em

– Telesale: Vâng em cảm ơn anh, chúc anh một ngày mới tốt lành ạ, em chào anh.

Một số điều cần lưu ý khi telesale

Luu-y-khi-lam-telesaleLuu-y-khi-lam-telesale

Khi gọi điện tư vấn và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, có rất nhiều tình huống có thể xảy ra bởi vậy bạn cần phải xử lý một cách chuyên nghiệp nhất. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý để đảm bảo chất lượng cuộc gọi:

  • Để tạo không khí vui vẻ khi trò chuyện bạn cần chuẩn bị trước một tâm lý thoải mái và hứng khởi;
  • Nội dung được chuẩn bị trong kịch bản telesale phải đảm bảo tính chính xác, cần nắm rõ thông tin sản phẩm để có thể cung cấp đến khách hàng một cách tự tin nhất;
  • Thời gian thực hiện telesale cần hợp lý tránh gây phiền phức cho khách hàng;
  • Khi nói chuyện với khách hàng, tránh nói vồ vập, cần dừng đúng lúc để lắng nghe mọi khúc mắc từ khách hàng.

Trên đây là nội dung bài viết về mẫu kịch bản telesale hay và hấp dẫn nhất mà chúng tôi gửi đến bạn. Lưu ý, khi áp dụng vào thực tế, đối với từng khách hàng, nhân viên telesale cần có cách xử lý linh hoạt và phù hợp để đem lại đạt hiệu quả cao nhất.

5/5 – (1 bình chọn)

Post Comment