Saturday, 20 Apr 2024
blog

So Sánh Các Phí Giao Dịch Chứng Khoán Giữa Các Sàn Chứng Khoán Tại Việt Nam – FX Việt

Phí giao dịch chứng khoán hay còn được gọi là phí môi giới chứng khoán. Đây là loại phí mà nhà đầu tư phải trả cho công ty môi giới chứng khoán, khi họ thực hiện giao dịch mua hoặc bán một loại cổ phiếu trên sàn chứng khoán của công ty này. Nhà giao dịch sẽ phải chịu phí này nhiều nhất trong những loại phí giao dịch chứng khoán. Cũng FX Việt tìm hiểu thêm về loại phí này!

Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Tìm hiểu phí giao dịch chứng khoán là gì

Phí giao dịch chứng khoán là loại phí nhà giao dịch chứng khoán phải trả cho công ty chứng khoán, khi họ mở giao dịch và thực hiện giao dịch trên sàn chứng khoán của công ty đó. Loại phí này sẽ được tính dựa trên phần trăm những giao dịch trong ngày của khách hàng và phần trăm này được quy định bởi công ty chứng khoán. 

Một số lưu ý về phí giao dịch chứng khoán

Một số lưu ý về phí giao dịch chứng khoán

  • Phí giao dịch chứng khoán của mỗi khách hàng sẽ được tính dựa trên giao dịch mua hoặc bán của khách hàng đó. 

  • Phí giao dịch chứng khoán sẽ được trừ tạm thời khi nhà giao dịch đặt lệnh và nó chỉ trừ khi lệnh đã thực sự được khớp. Tức là khi nhà giao dịch tiến hành bấm đặt lệnh, công ty chứng khoán sẽ trừ tiền phí giao dịch của bạn, nhưng nếu lệnh đó không khớp cho đến cuối ngày, thì bạn vẫn được hoàn trả tiền phí, còn nếu khớp thì bạn bị trừ.

    Việc lệnh không khớp khách hàng cũng sẽ được hoàn lại tiền đặt lệnh khi bấm hủy lệnh. 

Những loại phí giao dịch chứng khoán được áp dụng tại Việt Nam

Những loại phí giao dịch chứng khoán được áp dụng tại Việt Nam

  • Phí giao dịch: Là loại phí bạn phải trả cho công ty chứng khoán khi bạn đặt hoặc gỡ lệnh trên sàn chứng khoán. Những công ty chứng khoán khác nhau sẽ có quy định về phí khác nhau cho từng sản phẩm. 

  • Phí ứng tiền trước: Phí này giúp nhà đầu tư có thể nhận tiền trước thời gian quy định của sàn chứng khoán. Bởi thường sẽ mất một khoảng thời gian để tiền về tay bạn khi bạn bán chứng khoán, nhưng nếu bạn bỏ ra số tiền phí này, thì bạn sẽ lấy được tiền bán cổ phiếu ngay. 

  • Phí lưu ký: Phí này bạn không phải đóng cho công ty chứng khoán, mà bạn phải đóng cho trung tâm lưu ký chứng khoán để chứng thực quyền sở hữu của bạn đối với chứng khoán nào đó. 

  • Phí chuyển tiền sở hữu: Khi bạn muốn chuyển cổ phiếu hoặc trái phiếu của mình cho người khác, bạn phải trả phí này. 

  • Phí tư vấn: Hầu hết các công ty chứng khoán đều cung cấp dịch vụ này cho khách hàng của mình và đương nhiên, nếu bạn sử dụng bạn sẽ phải trả phí. 

  • Phí nạp tiền: Đây là phí bạn phải trả khi nạp tiền vào tài khoản để giao dịch

  • Phí mở tài khoản: Đây là một loại phí ẩn, khách hàng sẽ phải trả nếu muốn mở tài khoản với công ty chứng khoán nào đó. 

  • Phí cấp lại: Sau khi bạn mua và nắm giữ một loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ hay trái phiếu, công ty sẽ cấp cho bạn giấy xác nhận. Nếu bạn làm mất loại giấy này, bạn phải làm lại và mất phí. 

Phí giao dịch của các sàn chứng khoán phái sinh

Với sàn chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, bạn sẽ phải chịu 3 loại phí giao dịch là phí chênh lệch, phí hoa hồng và phí qua đêm. 

  • Phí chênh lệch là mức phí chênh nhau giữa giá mua và giá bán của một sản phẩm chứng khoán nào đó. Phí chênh lệch sẽ được tính theo giá trị pip. 

  • Phí hoa hồng là loại phí mà sàn chứng khoán quy định và bạn phải trả khi mở lệnh mua hoặc bán. 

  • Phí qua đêm là phí giữ lệnh qua đêm cho nhà giao dịch, loại phí này thường nhỏ và chiếm khoản 0,01% tổng giá trị lệnh của bạn. 

Đối chiếu những loại phí giao dịch của các công ty chứng khoán Việt Nam

Thuế và phí khi giao dịch chứng khoán có thể nói là hai yếu tố quyết định khi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư. Những loại phí này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Do đó, nhà đầu tư sẽ quan tâm rất nhiều về hai loại phí này của các sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam. 

Nhà nước đã quy định rằng, phí giao dịch chứng khoán không được vượt quá 5%, nhưng nó lại được điều chỉnh bởi những sàn giao dịch chứng khoán khác nhau. 

Ngoài ra, nhà giao dịch còn có thể thấy những loại phí như phí duy trì tài khoản hay phí dịch vụ. Những loại phí này được quy định từ chính sàn giao dịch và họ sẽ có những quy định riêng. Cùng so sánh phí giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán hiện nay:

Đối chiếu những loại phí giao dịch của các công ty chứng khoán Việt Nam

Phí giao dịch chứng khoán HSC (biểu phí HSC)

Loại phí giao dịch 
Mức phí giao dịch 

Phí giao dịch HSC

  • Dưới 100 triệu đồng: phí 0,35%

  • Từ 100 triệu đến 300 triệu: phí 0,3%

  • Từ 300 triệu đến 500 triệu: phí 0,25%

  • Từ 500 triệu đến 1 tỷ: phí 0,2%

  • Trên 1 tỷ: phí 0,1%

Phí giao dịch online

  • Dưới 100 triệu đồng: phí 0,2%

  • Từ 100 triệu đến 300 triệu: phí 0,2%

  • Từ 300 triệu đến 500 triệu: phí 0,2%

  • Từ 500 triệu đến 1 tỷ: phí 0,15%

  • Trên 1 tỷ: phí 0,1%

Phí giao dịch chứng khoán MBS

Bảng phí giao dịch MBS

Loại phí giao dịch 
Mức phí giao dịch 

Phí dịch vụ online

0,12%

Biểu phí giao dịch chứng khoán MBS:

Phí dịch vụ có sàn giao dịch
Kênh điện tử
Quầy/Sàn giao dịch

Dưới 100 triệu

0,3%

0,35%

100 triệu đến 300 triệu

0,3%

0,325%

300 triệu đến 500 triệu

0,25%

0,3%

500 triệu đến 700 triệu

0,2%

0,25%

700 triệu đến 1 tỷ

0,15%

0,2%

Trên 1 tỷ

0,15%

0,15%

Phí giao dịch chứng khoán SSI

 

Loại phí giao dịch 
Mức phí giao dịch

Phí giao dịch trực tuyến 

0,25%

Phí giao dịch trái phiếu 

0,05% đến 0,1%

Phí giao dịch trên những kênh khác

  • Dưới 50 triệu: 0,4%

  • Từ 50 triệu – 100 triệu: 0,35%

  • Từ 100triệu – 500 triệu: 0,3%

  • Trên 500 triệu: 0,25%

Phí giao dịch chứng khoán tại Vndirect

 

Loại phí giao dịch 
Mức phí giao dịch

Phí giao dịch 

0,2%

Phí duy trì 

0

Phí môi giới

0,35%

Phí giao dịch có sự hỗ trợ

0,3%

Phí giao dịch chứng khoán FPTS

 

Loại phí giao dịch 
Mức phí giao dịch

Phí giao dịch 

  • Dưới 200 triệu: 0,15%

  • Từ 200 triệu – 1 tỷ: 0,14%

  • Từ 1 tỷ – 3 tỷ: 0,13%

  • Từ 3 tỷ – 5 tỷ: 0,12%

  • Từ 5 tỷ – 10 tỷ: 0,11%

  • Từ 10 tỷ – 15 tỷ: 0,1%

  • Từ 15 tỷ – 20 tỷ: 0,09 %

  • Trên 20 tỷ: 0,08%

Phí giao dịch trái phiếu 

0,5%

Phí giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết

  • Dưới 3 tỷ: 0,5%

  • Từ 3 tỷ – 5 tỷ: 0,4%

  • Trên 5 tỷ: 0,3%

Phí giao dịch chứng khoán tại VCBS 

 

Loại phí giao dịch 
Gói tự giao dịch
Gói được tư vấn

Cổ phiếu, chứng quyền có đảm bảo và chứng chỉ quỹ

0,18%

0,2%

Trái phiếu đã được niêm yết

0,1%

0,1%

Cổ phiếu, chứng quyền có đảm bảo và chứng chỉ quỹ chưa niêm yết

0,35%

0,35%

Trái phiếu chưa được niêm yết

1 triệu/1 giao dịch

1 triệu/1 giao dịch

Xem so sánh các sàn chứng khoán mới nhất

Phí giao dịch sàn chứng khoán VPS

Thị phần: 13,24%.

Phí giao dịch trực tuyến: 0,2%

Phí giao dịch qua những kênh khác:

  • Dưới 100 triệu đồng: 0,3%
  • Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,27%
  • Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%
  • Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,22%
  • Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ đồng: 0,2%
  • Từ 2 tỷ đồng trở lên: 0,15%

Phí giao dịch sàn chứng khoán VNDS

Thị phần: 7,46%

Phí giao dịch trực tuyến: 0,15%

Phí giao dịch qua những kênh khác:

  • Phí giao dịch độc lập: 0,2%
  • Phí giao dịch có hỗ trợ: 0,3%
  • Phí giao dịch qua nhà môi giới: 0,35%

Phí giao dịch sàn chứng khoán MAS

Thị phần 4,41%

Phí giao dịch trực tuyến: 0,15%

Phí giao dịch qua những kênh khác:

  • Dưới 100 triệu đồng: 0,25%
  • Từ 100 trở lên: 0,2%

Phí giao dịch sàn chứng khoán VCSC

Thị phần: 5,62% với phí giao dịch được áp dụng từ 0,15% cho đến 0,35%.

Phí giao dịch sàn chứng khoán TCBS

Thị phần: 3,6%

Phí giao dịch:

  • 0,1% trên tất cả các kênh giao dịch
  • 0,075% với những khách hàng đăng ký gói ưu đãi Trial hoặc Pro

Phí giao dịch sàn chứng khoán FPTS

Thị phần: 3,46%

Phí giao dịch:

  • Dưới 200 triệu đồng: 0,15%
  • Từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ: 0,14%
  • Từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ: 0,13%
  • Từ 3 đến dưới 5 tỷ: 0,12%
  • Từ 5 đến dưới 10 tỷ: 0,11%
  • Từ 10 đến 15 tỷ: 0,1%
  • Từ 15 đến dưới 20 tỷ: 0,09%
  • Trên 20 tỷ: 0,08%

Phí giao dịch sàn chứng khoán BCS

Thị phần: 3,25%

Phí giao dịch:

  • Gói tư vấn online: 0,18%
  • Gói tư vấn từ chuyên gia: 0,2%

Hiện các công ty chứng khoán nhỏ đang cạnh tranh về phí với những sàn chứng khoán lớn. Đây cũng là chiến lược để thu hút khách hàng và gia tăng thị phần tốt nhất.

Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên chỉ nhìn vào phí giao dịch các công ty chứng khoán. Bạn cần quan tâm đến chất lượng tư vấn, tính an toàn cho quá trình đầu tư.

Nhìn vào những bảng phí trên, nhà đầu tư có thể biết được phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất và chọn được cho mình sàn chứng khoán ưng ý. 

Kết luận 

Phí giao dịch chứng khoán là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn phải lưu ý khi chọn sàn giao dịch. Khi chọn được một sàn có mức phí thấp, bạn sẽ kiếm về nhiều lợi nhuận hơn, đồng thời cũng không quá áp lực về chi phí giao dịch trong quá trình đầu tư của mình. 

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Post Comment