Saturday, 4 May 2024
blog

Tài chính nhúng – Xu hướng lên ngôi trong thời gian sắp tới?

icon logo

Hội nghị về tài chính nhúng – Embedded Finance Summit 2022 đã được tổ chức vào ngày 23/9 tại TP. Hồ Chí Minh với nhiều nội dung hấp dẫn.

– Hội nghị về tài chính nhúng – Embedded Finance Summit 2022 đã được tổ chức vào ngày 23/9 tại TP. Hồ Chí Minh với nhiều nội dung hấp dẫn.

Embedded Finance Summit 2022 quy tụ gần 400 khách mời là các lãnh đạo, các chuyên gia trong ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các nền tảng thị trường về thương mại điện tử, bán lẻ, y tế, giáo dục, cùng cập nhật xu hướng và thực tế áp dụng tài chính nhúng trong các ngành liên quan.

Những chủ đề đang được quan tâm hiện nay trong ngành đã được bàn luận tại hội nghị, như: bối cảnh tài chính công nghệ của Việt Nam; tài chính nhúng là gì và tại sao tài chính nhúng sẽ là xu hướng quan trọng tiếp theo; xu hướng mới về kinh tế dữ liệu; làm thế nào để cải thiện và nâng cao hệ thống thẩm định nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn; thực tế triển khai tài chính nhúng trong thương mại điện tử; và chiến lược chiến thắng khi áp dụng tài chính nhúng cho các doanh nghiệp.

Tài chính nhúng - Xu hướng lên ngôi trong thời gian sắp tới?

Tại sự kiện, Credify – đơn vị tổ chức Embedded Finance Summit 2022 đã công bố và tổ chức lễ ký kết hợp tác với các đối tác tài chính, bảo hiểm và nền tảng thị trường tham gia vào hệ sinh thái serviceX, bao gồm: Tài chính tiêu dùng OCB Com-B, Bảo hiểm Bảo Minh, Giá Kho Group, Chợ Deli, iQi Health và Paretix

Ông Nguyễn Viết Châu – Giám đốc sáng tạo số Ngân hàng quân đội MB Bank đã chia sẻ thêm về “winning strategy” trong việc áp dụng tài chính nhúng cho ngân hàng: “Khi ngân hàng triển khai super app, việc tăng trưởng số lượng người dùng từ 2-3 triệu lên 10 triệu là việc khó, nhưng vẫn làm được. Tuy nhiên, nếu đặt mục tiêu có thể hướng tới phục vụ cho 40-50 triệu người dùng tại Việt Nam, ngân hàng cần phải kết nối với nhiều đối tác thị trường thông qua các đơn vị trung gian, các nền tảng tài chính nhúng. Tài chính nhúng giúp chúng tôi chuẩn hoá một số dịch vụ của mình để dễ kết nối với bên thứ ba. Lấy ví dụ chỉ cần kết nối với Grab, ngay lập tức chúng tôi có thể tiếp cận được tới một số lượng người dùng lớn với chi phí acquire khách hàng hợp lý hơn.”

Tại hội nghị, tài chính tiêu dùng Com-B (thuộc Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB) cùng Credify – công ty tiên phong trong công nghệ tài chính nhúng, đã tổ chức ký kết hợp tác để đưa các sản phẩm tài chính của Com-B đến cho người dùng trên các nền tảng trong hệ sinh thái của Credify theo hình thức nhúng. Sản phẩm tài chính nhúng dự kiến ra mắt thị trường đầu tiên sẽ là dịch vụ mua trước trả sau (BNPL) cho khách hàng của Giá Kho Group.

Makoto Tominaga – Giám đốc điều hành của Credify- cho biết: “Mua trước trả sau là một lựa chọn thanh toán hấp dẫn cho các nhà bán lẻ, vì nó đã được chứng minh giúp tăng tổng số lượt thanh toán lên đến 40% khi cung cấp thêm tùy chọn trả góp mong muốn cho người tiêu dùng có nhu cầu mua hàng theo ngân sách tài chính của họ. Với dịch vụ mua trước trả sau có các điều khoản rất cạnh tranh so với thị trường, Credify đang trao quyền cho khách hàng của Giá Kho Group tiếp cận hình thức mua trước trả sau an toàn, tiện lợi nhất hiện có, đồng thời mang đến trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt nhất.”

>> Tài chính nhúng là một khái niệm còn mới nhưng đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á.

Tài chính nhúng (Embedded Finance) đề cập đến sự tích hợp liền mạch của các dịch vụ tài chính được các công ty phi tài chính (Non-financial Companies) áp dụng.

Ví dụ: các nhà bán lẻ hiện có thể tích hợp nhúng các dịch vụ cho vay tài chính vào nền tảng của họ và cung cấp cho khách hàng tùy chọn chia mua hàng trực tuyến thành các khoản trả góp hàng tháng, còn được biết tới với cái tên mua trước trả sau (Buy now Pay later).

Mỹ Phụng

Nguồn Báo Công Thương

Post Comment