Tuesday, 14 May 2024
blog

Thế chấp sổ đỏ tại hiệu cầm đồ đúng hay sai?

Có được phép cầm cố sổ đỏ tại hiệu cầm đồ không? Thẩm quyền cầm cố, thế chấp bất động sản. Thế chấp sổ đỏ tại hiệu cầm đồ đúng hay sai?

Có được phép cầm cố sổ đỏ tại hiệu cầm đồ không? Thẩm quyền cầm cố, thế chấp bất động sản. Thế chấp sổ đỏ tại hiệu cầm đồ đúng hay sai?

Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào Luật Sư: Em có 1 vấn đề cần được hỗ trợ. Đối với tiệm cầm đồ (dịch vụ cầm đồ) thực hiện cầm cố nhà, đất thì có vi phạm pháp luật về ngành nghề kinh doanh cầm đồ theo văn bản pháp luật không? Cám ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật dân sự 2015;

– Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

– Luật Đất đai 2013.

– Luật Nhà ở 2014.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất 2022

2. Giải quyết vấn đề:

Theo quy định của pháp luật thì kinh doanh dịch vụ cầm đồ mà một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Cụ thể tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP đã nêu rõ về kinh doanh dịch vụ cầm đồ là kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố. Điều này có nghĩa là tiệm cầm đồ có quyền cho người khác vay tiền khi người vay tiền này mang tài sản thuộc sở hữu của mình đến cửa hàng để cầm cố.

Bên cạnh đó, Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định thế nào là cầm cố tài sản. Theo đó, cầm cố được hiểu theo nghĩa thông thường là cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố sẽ xử lý tài sản cầm cố. Đây được xem là một biện pháp bảo đảm có tính hiệu quả nhất trong các biện pháp bảo đảm, bởi người nhận cầm cố giữ tài sản của bên cầm cố cho nên xử lý tài sản cầm cố sẽ thuận lợi và thanh toán nghĩa vụ kịp thời. 

kinh-doanh-tiem-cam-do-co-duoc-nhan-cam-co-nha-dat-khongkinh-doanh-tiem-cam-do-co-duoc-nhan-cam-co-nha-dat-khong

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về kinh doanh dịch vụ cầm đồ: 1900.6568

Ngoài ra, tài sản được nêu tại khoản 1, Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tuy nhiên, theo quy định của Điều 167 Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Điểm d Khoản 10 Luật Nhà ở 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở như sau: người sử dụng đất được quyền bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, thừa kế, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền nhà ở, riêng đối với trường hợp tặng cho, thừa kế cho ở nhà cho các đối tượng nhà theo quy định của pháp luật không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì những đối tượng này chỉ được hưởng trí trị của nhà ở được tặng cho hoặc thừa kế đó. 

Về bản chất, việc nhận cầm cố là nhận cầm giữ tài sản, trong khi quyền sử dụng đất và nhà ở là tài sản là những đối tượng không thể thực hiện được việc cầm giữ. 

Xem thêm: Thẩm quyền cấp sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Như vậy, nhà nước không thừa nhận việc cầm cố quyền sử dụng đất và nhà ở. Vì thế, đối với tiệm cầm đồ thì không được thực hiện việc nhận cầm cố nhà đất. Nếu các bên thực hiện việc cầm cố nhà đất thì các giao dịch này không có giá trị pháp lý, sẽ bị tuyên vô hiệu theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 do vi phạm điều cấm của pháp luật. 

Post Comment