Sunday, 5 May 2024
blog

VIETDATA-Thị trường mì ăn liền: Những “huyền thoại“ lâu đời mất dần vị thế trước cuộc chiến của những kẻ đến sau

Theo thống kê Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền toàn cầu năm 2019 tăng 3.45% so với năm trước, trong khi nhu cầu tiêu thụ năm 2020 tăng đến 14.79% so với năm 2019. Dưới tác động của dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu tích trữ, tiêu dùng mì ăn liền tăng trưởng mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mặt hàng mì ăn liền toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 45.67 tỷ USD năm 2020 lên 73.55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021-2026.

Cũng theo số liệu thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, thị trường Châu Á có sức tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56.45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020. Đứng thứ hai là khu vực Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia chiếm 25.24%. Năm 2020, Việt Nam là quốc gia có sản lượng tiêu thụ mì ăn liền cao thứ ba thế giới, sau Trung Quốc (Hong Kong) và Indonesia.

Nhu cầu mì ăn liền toàn cầu giai đoạn 2016 – 2020 (ĐVT: triệu gói)

Hiện nay, nước ta có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó, các ông lớn giàu sức cạnh tranh phải kể đến là: ACECOOK (mì Hảo Hảo), MASAN (mì Omachi, Kokomi), ASIA FOOD (mì Gấu Đỏ), UNIBEN (mì 3 Miền), VINFON (mì Vifon, phở Vifon) và một huyền thoại lâu đời của Việt Nam – COLUSA MILIKET. Tuy nhiên, phần lớn khoảng 70% thị phần thuộc về ACECOOK, MASAN  và ASIA FOOD.

ACECOOK – HẢO HẢO

Acecook là đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực mì ăn liền, Acecook chính thức gia nhập thị trường vào năm 1995, cho đến nay và vẫn được coi là “đại gia” đầu ngành, khi thị phần chiếm đến 50% ở thành phố và 43% trên cả nước. Sản phẩm được ưa chuộng nhất của Acecook chính là mì ăn liền Hảo Hảo, được mệnh danh là “vua mì gói” ở phân khúc trung cấp, với lượng cung ứng bình quân gần 3 tỷ gói mỗi năm. Theo báo cáo hồi tháng 6-2021 của Facts & Factors chỉ ra Acecook Việt Nam là một trong 11 nhà máy sản xuất mì gói lớn nhất khu vực Châu Á.

Mì ăn liền Hảo Hảo được 100% người tiêu dùng Việt Nam nhận biết. Mì Hảo Hảo chiếm 60% trong tổng doanh số của Acecook,  40% doanh số còn lại thuộc các dòng sản phẩm khác như Phở Đệ Nhất, Miến Phú Hương, Bún Hằng Nga,..

Doanh thu của Acecook tăng trưởng trung bình 8.2% từ năm 2017-2020. Trong năm 2020, doanh thu thuần đạt 11.531 tỷ đồng, tăng 8.3% so với năm 2019 với lợi nhuận sau thuế là 1.892 tỷ đồng, tăng 14.0% so với năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2020 là 33.6%, Acecook có mức tỷ suấtlợi nhuận gộp khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.

MASAN – OMACHI, KOKOMI

Nắm giữ vị trí thứ hai trong ngành mì ăn liền là Masan Consumer, doanh nghiệp với đa dạng các mặt hàng và có mạng lưới rộng khắp Việt Nam. Theo kết quả khảo sát của Kantar Worldpanel, có khoảng 98% hộ gia đình Việt Nam có sử dụng  ít nhất một sản phẩm của Masan. Trong đó, phải kể đến là mì ăn liền Omachi, loại mì này thống trị phân khúc cao cấp với 45% thị phần, trở thành nhãn hiệu bán chạy nhất tại các kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi và là loại mì tô bán chạy nhất cả nước. Ở phân khúc trung cấp, mì Kokomi hiện là nhãn hiệu mì bán chạy nhất tại miền Bắc với thị phần 41.5%. Tính chung, thị phần mì ăn liền của Masan đứng thứ hai với 27.9% toàn ngành.

Năm 2020, doanh thu thuần của ngành hàng thực phẩm tiện lợi Masan Consumer đạt 6.882 tỷ đồng, tăng trưởng 38.5% so với năm 2019. Trong đó, doanh thu từ mì ăn liền Omachi tăng trưởng 32.0% so với năm trước, Kokomi tăng trưởng 42.8%.

ASIA FOOD – GẤU ĐỎ

Asia Food thành lập từ năm 1990, gắn liền với hình ảnh mì ăn liền Gấu Đỏ, Trứng Vàng. Tuy tỏ ra im hơi lặng tiếng hơn rất nhiều so với các đối thủ lớn như Acecook, Masan về mặt truyền thông, nhưng số liệu so thấy doanh nghiệp này không hề bị hụt hơi trong cuộc chiến. Các nhà máy của Asia Food phân bổ khắp 3 miền và có công suất khoảng 1.25 tỷ gói mỗi năm.

Doanh thu của Asia Food có sự sụt giảm nhẹ từ năm 2016 – 2018, tuy nhiên đã hồi phục vào năm 2019.  Năm 2020, Asia Food đạt mức doanh thu 3.298 tỷ đồng, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 537 tỷ đồng, tăng  31.3% so với năm 2019, sau khi đạt mức cao nhất 877 tỷ đồng vào năm 2018. Tỷ suất lợi nhuận gộp của Asia Food đạt mức khá, 26.0% vào năm 2020.

UNIBEN – 3 MIỀN

Uniben cũng là một trong những gương mặt sáng giá được ưa chuộng trong lĩnh vực mì ăn liền. Uniben hiện đang sở hữu 2 nhà máy thực phẩm lớn và hiện đại bậc nhất, với các thương hiệu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh là 3 Miền, Reeva, JOCO và BONCHA. Trong đó, mì 3 Miền là nhãn hiệu được người tiêu dùng Việt chọn mua hàng đầu liên tục từ 2015 đến nay với trên 27.5% thị phần.

Về bức tranh tài chính, đầu tháng 8-2021, Uniben đã tiến hành tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu từ 900 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TCBS đã thực hiện đầu tư 213 tỷ đồng vào Uniben trong quý 2-2021. Uniben cũng đã bán 3 triệu cổ phần của VIB thu về khoảng từ 176 -191 tỷ đồng.
Doanh thu Uniben có mức sụt giảm nhẹ 1.3% vào năm 2019  nhưng đã lấy lại được đà tăng vào năm 2020, vượt mức 3000 tỷ đồng, tăng 6.3% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của Uniben liên tục tăng từ năm 2016, đặc biệt năm 2020 tăng mạnh 451% so với năm 2019, đạt 216.3 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp của Uniben là 37.0%, cao nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành.

VIFON –

Mì VIFON

Vifon – một trong những doanh nghiệp lâu đời của ngành mì ăn liền, thành lập năm 1963, những năm 90 Vifon là thương hiệu đình đám trên thị trường mì ăn liền Việt Nam. Đây cũng là đơn vị đã bắt tay với Acecook khi nhà đầu tư Nhật Bản này vào Việt Nam, lập ra liên doanh Vifon Acecook. Tuy nhiên, cái bắt tay này không mang lại nhiều hiệu quả cho Vifon. Ngược lại, sau khi liên doanh tan rã, Vifon kinh doanh sa sút, còn Acecook vươn lên mạnh mẽ và trở thành ông vua mới trên thị trường mì ăn liền Việt Nam.

Doanh thu Vifon vẫn tăng trưởng liên tục từ năm 2015 – 2020, nhưng chỉ nhích nhẹ từ năm 2017 – 2019. Năm 2020, doanh thu của Vifon đạt mức tăng trưởng vượt bậc với 2.143 tỷ đồng, tăng 45.1%.  Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại ở mức thấp nhất trong 5 năm gần đây, 9.175 tỷ đồng, giảm 43.2% so với năm 2019 với tỷ suất lợi nhuận gộp rất thấp là 7.0%.

COLUSA MILIKET

Colusa Miliket được thành lập từ trước năm 1975. Đây là một trong những thương hiệu nổi tiếng của người Việt có tuổi đời gần 46 năm. Đã từng chiếm đến 90% thị phần trong những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, sau năm 2000, trước sự gia nhập thị trường của nhiều hãng mì ăn liền khác đã khiến Miliket mất dần vị thế trong thị phần tiêu thụ của người tiêu dùng.

Mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Colusa Miliket dần hạ nhiệt từ năm 2015 và đạt mức tăng trưởng âm trong năm 2020. Doanh thu thuần của Miliket năm 2020 đạt 611 tỷ đồng, giảm nhẹ 1.8% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 22.131 tỷ đồng, giảm 10.7% so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận gộpcủa Miliket đạt mức trung bình khoảng 23.0%.

Dưới tác động của đại dịch kể cả trong giai đọan phục hồi, xu hướng làm việc tại nhà ngày càng tăng. Theo đó, xu hướng gia tăng các mặt hàng thực phẩm tiện lợi phù hợp với lịch trình làm việc tại nhà của người dân được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội phát triển doanh thu mới cho thị trường mì ăn liền toàn cầu. Theo dữ liệu của Statista, sản lượng mì ăn liền được tiêu dùng tại khu vực thành thị của Việt Nam tăng thêm tới 67% so với cùng kỳ. Số này vượt trội hơn nhiều so với thực phẩm đông lạnh (40%) và các sản phẩm chế biến từ thịt, xúc xích (19%).

Về thị trường xuất khẩu tiềm năng, mặc dù châu Á hiện có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng nhu cầu hàng năm không cao, dưới 17% (trừ Việt Nam). Trong giai đoạn 2022 – 2026, Châu Âu dự kiến sẽ là thị trường có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao nhất, từ 15 – 50% (tùy theo quốc gia).

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã dẫn đến các biện pháp đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội của các nước trên thế giới, phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các bữa ăn tự nấu và lưu trữ thực phẩm khô trong thời gian dài. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền cũng tăng cao, do các yếu tố về sự tiện lợi, đa dạng về hương vị, chủng loại và giá cả phù hợp với hầu hết các phân khúc người tiêu dùng.Theo thống kê Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền toàn cầu năm 2019 tăng 3.45% so với năm trước, trong khi nhu cầu tiêu thụ năm 2020 tăng đến 14.79% so với năm 2019. Dưới tác động của dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu tích trữ, tiêu dùng mì ăn liền tăng trưởng mạnh mẽ.Bên cạnh đó, theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mặt hàng mì ăn liền toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 45.67 tỷ USD năm 2020 lên 73.55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021-2026.Cũng theo số liệu thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, thị trường Châu Á có sức tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56.45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020. Đứng thứ hai là khu vực Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia chiếm 25.24%. Năm 2020, Việt Nam là quốc gia có sản lượng tiêu thụ mì ăn liền cao thứ ba thế giới, sau Trung Quốc (Hong Kong) và Indonesia.Hiện nay, nước ta có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó, các ông lớn giàu sức cạnh tranh phải kể đến là: ACECOOK (mì Hảo Hảo), MASAN (mì Omachi, Kokomi), ASIA FOOD (mì Gấu Đỏ), UNIBEN (mì 3 Miền), VINFON (mì Vifon, phở Vifon) và một huyền thoại lâu đời của Việt Nam – COLUSA MILIKET. Tuy nhiên, phần lớn khoảng 70% thị phần thuộc về ACECOOK, MASAN và ASIA FOOD.Acecook là đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực mì ăn liền, Acecook chính thức gia nhập thị trường vào năm 1995, cho đến nay và vẫn được coi là “đại gia” đầu ngành, khi thị phần chiếm đến 50% ở thành phố và 43% trên cả nước. Sản phẩm được ưa chuộng nhất của Acecook chính là mì ăn liền Hảo Hảo, được mệnh danh là “vua mì gói” ở phân khúc trung cấp, với lượng cung ứng bình quân gần 3 tỷ gói mỗi năm. Theo báo cáo hồi tháng 6-2021 của Facts & Factors chỉ ra Acecook Việt Nam là một trong 11 nhà máy sản xuất mì gói lớn nhất khu vực Châu Á.Mì ăn liền Hảo Hảo được 100% người tiêu dùng Việt Nam nhận biết. Mì Hảo Hảo chiếm 60% trong tổng doanh số của Acecook, 40% doanh số còn lại thuộc các dòng sản phẩm khác như Phở Đệ Nhất, Miến Phú Hương, Bún Hằng Nga,..Doanh thu của Acecook tăng trưởng trung bình 8.2% từ năm 2017-2020. Trong năm 2020, doanh thu thuần đạt 11.531 tỷ đồng, tăng 8.3% so với năm 2019 với lợi nhuận sau thuế là 1.892 tỷ đồng, tăng 14.0% so với năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2020 là 33.6%, Acecook có mức tỷ suấtlợi nhuận gộp khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.Nắm giữ vị trí thứ hai trong ngành mì ăn liền là Masan Consumer, doanh nghiệp với đa dạng các mặt hàng và có mạng lưới rộng khắp Việt Nam. Theo kết quả khảo sát của Kantar Worldpanel, có khoảng 98% hộ gia đình Việt Nam có sử dụng ít nhất một sản phẩm của Masan. Trong đó, phải kể đến là mì ăn liền Omachi, loại mì này thống trị phân khúc cao cấp với 45% thị phần, trở thành nhãn hiệu bán chạy nhất tại các kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi và là loại mì tô bán chạy nhất cả nước. Ở phân khúc trung cấp, mì Kokomi hiện là nhãn hiệu mì bán chạy nhất tại miền Bắc với thị phần 41.5%. Tính chung, thị phần mì ăn liền của Masan đứng thứ hai với 27.9% toàn ngành.Năm 2020, doanh thu thuần của ngành hàng thực phẩm tiện lợi Masan Consumer đạt 6.882 tỷ đồng, tăng trưởng 38.5% so với năm 2019. Trong đó, doanh thu từ mì ăn liền Omachi tăng trưởng 32.0% so với năm trước, Kokomi tăng trưởng 42.8%.Asia Food thành lập từ năm 1990, gắn liền với hình ảnh mì ăn liền Gấu Đỏ, Trứng Vàng. Tuy tỏ ra im hơi lặng tiếng hơn rất nhiều so với các đối thủ lớn như Acecook, Masan về mặt truyền thông, nhưng số liệu so thấy doanh nghiệp này không hề bị hụt hơi trong cuộc chiến. Các nhà máy của Asia Food phân bổ khắp 3 miền và có công suất khoảng 1.25 tỷ gói mỗi năm.Doanh thu của Asia Food có sự sụt giảm nhẹ từ năm 2016 – 2018, tuy nhiên đã hồi phục vào năm 2019. Năm 2020, Asia Food đạt mức doanh thu 3.298 tỷ đồng, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 537 tỷ đồng, tăng 31.3% so với năm 2019, sau khi đạt mức cao nhất 877 tỷ đồng vào năm 2018. Tỷ suất lợi nhuận gộp của Asia Food đạt mức khá, 26.0% vào năm 2020.Uniben cũng là một trong những gương mặt sáng giá được ưa chuộng trong lĩnh vực mì ăn liền. Uniben hiện đang sở hữu 2 nhà máy thực phẩm lớn và hiện đại bậc nhất, với các thương hiệu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh là 3 Miền, Reeva, JOCO và BONCHA. Trong đó, mì 3 Miền là nhãn hiệu được người tiêu dùng Việt chọn mua hàng đầu liên tục từ 2015 đến nay với trên 27.5% thị phần.Về bức tranh tài chính, đầu tháng 8-2021, Uniben đã tiến hành tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu từ 900 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TCBS đã thực hiện đầu tư 213 tỷ đồng vào Uniben trong quý 2-2021. Uniben cũng đã bán 3 triệu cổ phần của VIB thu về khoảng từ 176 -191 tỷ đồng.Doanh thu Uniben có mức sụt giảm nhẹ 1.3% vào năm 2019 nhưng đã lấy lại được đà tăng vào năm 2020, vượt mức 3000 tỷ đồng, tăng 6.3% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của Uniben liên tục tăng từ năm 2016, đặc biệt năm 2020 tăng mạnh 451% so với năm 2019, đạt 216.3 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp của Uniben là 37.0%, cao nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành.Vifon – một trong những doanh nghiệp lâu đời của ngành mì ăn liền, thành lập năm 1963, những năm 90 Vifon là thương hiệu đình đám trên thị trường mì ăn liền Việt Nam. Đây cũng là đơn vị đã bắt tay với Acecook khi nhà đầu tư Nhật Bản này vào Việt Nam, lập ra liên doanh Vifon Acecook. Tuy nhiên, cái bắt tay này không mang lại nhiều hiệu quả cho Vifon. Ngược lại, sau khi liên doanh tan rã, Vifon kinh doanh sa sút, còn Acecook vươn lên mạnh mẽ và trở thành ông vua mới trên thị trường mì ăn liền Việt Nam.Doanh thu Vifon vẫn tăng trưởng liên tục từ năm 2015 – 2020, nhưng chỉ nhích nhẹ từ năm 2017 – 2019. Năm 2020, doanh thu của Vifon đạt mức tăng trưởng vượt bậc với 2.143 tỷ đồng, tăng 45.1%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại ở mức thấp nhất trong 5 năm gần đây, 9.175 tỷ đồng, giảm 43.2% so với năm 2019 với tỷ suất lợi nhuận gộp rất thấp là 7.0%.Colusa Miliket được thành lập từ trước năm 1975. Đây là một trong những thương hiệu nổi tiếng của người Việt có tuổi đời gần 46 năm. Đã từng chiếm đến 90% thị phần trong những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, sau năm 2000, trước sự gia nhập thị trường của nhiều hãng mì ăn liền khác đã khiến Miliket mất dần vị thế trong thị phần tiêu thụ của người tiêu dùng.Mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Colusa Miliket dần hạ nhiệt từ năm 2015 và đạt mức tăng trưởng âm trong năm 2020. Doanh thu thuần của Miliket năm 2020 đạt 611 tỷ đồng, giảm nhẹ 1.8% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 22.131 tỷ đồng, giảm 10.7% so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận gộpcủa Miliket đạt mức trung bình khoảng 23.0%.Dưới tác động của đại dịch kể cả trong giai đọan phục hồi, xu hướng làm việc tại nhà ngày càng tăng. Theo đó, xu hướng gia tăng các mặt hàng thực phẩm tiện lợi phù hợp với lịch trình làm việc tại nhà của người dân được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội phát triển doanh thu mới cho thị trường mì ăn liền toàn cầu. Theo dữ liệu của Statista, sản lượng mì ăn liền được tiêu dùng tại khu vực thành thị của Việt Nam tăng thêm tới 67% so với cùng kỳ. Số này vượt trội hơn nhiều so với thực phẩm đông lạnh (40%) và các sản phẩm chế biến từ thịt, xúc xích (19%).Về thị trường xuất khẩu tiềm năng, mặc dù châu Á hiện có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng nhu cầu hàng năm không cao, dưới 17% (trừ Việt Nam). Trong giai đoạn 2022 – 2026, Châu Âu dự kiến sẽ là thị trường có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao nhất, từ 15 – 50% (tùy theo quốc gia).

Post Comment