Thursday, 25 Apr 2024
Cổ Phiếu Kiến thức cơ bản

Kinh nghiệm Đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng 2022 Ngắn hạn và dài hạn

Cổ phiếu ngân hàng mệnh danh là cổ phiếu vua, luôn giữ phong độ tăng giá, làm điểm tựa cho thị trường chứng khoán, đem lại sự an toàn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nhà đầu tư thua lỗ nặng khi đầu tư những mã này, và để tránh điều đó lặp lại đối với bản thân mọi người cần nắm bắt những kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu ngân hàngChứng khoán Az chia sẻ dưới đây.

Có nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng

Với những người đầu tư lâu năm thì họ sẽ có kinh nghiệm chọn cổ phiếu, cách mua bán sao cho hiệu quả nhất. Nhưng đối với người mới thì ngay khi tham gia thị trường, thì ngay lập tức sẽ rối, và sự lựa chọn đầu tiên luôn là cổ phiếu ngân hàng để đảm bảo an toàn. Nhưng do không có kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu ngân hàng nên cũng rất nhiều người thất bại, thua lỗ nặng nề.

Ưu điểm của cổ phiếu ngân hàng

Và để giải đáp thắc mắc cho mọi người là có nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng hay không, thì trước hết chúng ta nhìn vào những ưu thế của mã ngân hàng so với mã ngành khác như thế nào.

Nếu mang ra so sánh thì doanh nghiệp và ngân hàng là khác nhau hoàn toàn về cách thức hoạt động. Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm dịch vụ để kinh doanh vậy nên có rất nhiều vấn đề tác động vào đó. Nhưng đối với ngân hàng sản phẩm kinh doanh đó chính là tiền, và tiền nó có tầm quan trọng như thế nào thì ai cũng biết.

Ngân hàng dù trong tình hình xấu nhất, kinh tế tiêu cực nhưng nó vẫn hoạt động, vẫn có doanh thu, kèm theo đó là không chịu bất kỳ sự tác động nào từ môi trường bên ngoài. Ngân hàng là mấu chốt, tác động đến doanh nghiệp như: Vay vốn, tín dụng, lãi suất, tiền tệ, hối đoái…

Co-phieu-ngan-hang
Có nên mua cổ phiếu ngân hàng thời điểm này

Chính vì vậy cổ phiếu ngân hàng trên sàn chứng khoán luôn giữ vị trí an toàn, nó tác động và phản ảnh thị trường dù lên hay xuống. Và ngân hàng không dễ phá sản như doanh nghiệp, bởi quy trình phá sản rất phức tạp, kèm theo đó Ngân hàng Nhà nước sẽ luôn cố gắng để vực dậy những ngân hàng sắp phá sản.

Vậy nên đối với cổ phiếu ngân hàng luôn nhận được niềm tin của người đầu tư, bởi bản chất nó mang đến cho họ cảm giác an toàn, tâm lý chung là như vậy. Nên khi thị trường lao giảm bạn sẽ thấy các mã trụ luôn là những mã chứng khoán ngân hàng lớn.

Nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng ngắn hạn hay dài hạn

Đầu tư ngắn hạn hay dài hạn tùy vào nhu cầu, phòng cách đầu tư của từng người. Nhưng yếu tố quyết định, kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu ngân hàng nhiều năm thì nó liên quan đến thị trường. Với 1 thị trường biến động mạnh bạn có thể ngắn hạn, lướt sóng.

Nhưng đối với thị trường đi ngang, giảm liên tục thì không nên chọn ngắn hạn nên chuyển sang dài hạn. Kèm theo đó còn tùy vào tiềm năng, giá trị thực tại của mã cổ phiếu đó, nó tiềm năng thì ngắn hạn hay dài hạn đều sẽ mang đến lợi nhuận, còn không có tiềm năng thì giữ bao nhiêu lâu cũng vậy.

Nhưng theo như những chuyên gia đầu tư, những người được mệnh danh là bậc thầy giao dịch họ luôn cho rằng đầu tư cổ phiếu nên là đầu tư lâu dài, nên vào thời điểm biến động xấu nhất, mã này luôn được quan tâm nhất.

Kinh nghiệm chọn cổ phiếu ngân hàng tiềm năng đầu tư

Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có đến hơn 40 ngân hàng nội địa và nước ngoài. Nhưng không phải ngân hàng nào cũng đã được niêm yết trên sàn chứng khoán, và cũng không phải mã nào cũng tiềm năng nên mua vào.

Dưới đây là những tiêu chí lựa chọn được đúc rút ra từ kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu ngân hàng của nhiều người, cũng như các chuyên gia.

Đánh giá tình hình kinh doanh của ngân hàng

Trước hết bản thân bạn cần phải tính toán được các chỉ số của ngân hàng hiện tại cũng như trong quá khứ gần nhất là như thế nào. Thực ra cái này có thể nhìn vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp mỗi năm và mỗi qúy đều có. Và để đánh giá được khả năng kinh doanh, tình hình làm ăn hiện tại của doanh nghiệp thì mọi người dựa trên các thông tin sau đây:

+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Điểm chuẩn tối thiểu là 10% => ROE càng cao thì chứng minh được ngân hàng đang sử dụng nguồn vốn cổ đông hiệu quả.

Co-phieu-ngan-hang
Cách chọn cổ phiếu phiếu ngân hàng tiềm năng

+ Tỷ suất sinh lời trên tài sản ( ROA): Tối thiểu là 1% => Tỷ lệ cao chứng minh khả năng sinh lời của ngân hàng cao.

+ Cổ tức: Cổ tức nó không nằm trong thông tin đánh giá, nhưng theo kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu của nhiều người thì đây là yếu tố quan trọng. Bởi với ngân hàng chia cổ tức thường xuyên, chia cổ tức cao chứng minh ngân hàng đang làm ăn rất tốt, có được lợi nhuận cao. => Tin tưởng hơn rất nhiều.

Còn nhiều chỉ số tài chính khác bạn phải quan tâm, nhưng cơ bản thì đây là 3 yếu tố để phân tích trước. Bởi nó phản ánh khá tốt tình hình hoạt động của ngân hàng hiện tại và quá khứ.

Đánh giá độ rủi ro của ngân hàng

Với một ngân hàng thì có rất nhiều vấn đề cản trở sự phát triển cũng như tình hình kinh doanh. Đôi khi doanh thu về rất lớn, nhưng đằng sau đó lại rất nhiều rủi ro thì cũng không hoàn toàn tốt. Vậy nên bên cạnh đánh giá về hoạt động kinh doanh bản thân chúng ta cũng nên xem xét về mức độ rủi ro hiện tại của ngân hàng.

Và những vấn đề mọi người cần đánh giá đó là:

+ Tỷ lệ nợ xấu: Doanh thu của ngân hàng đến từ hoạt động cho vay khá tốt, nhưng tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng là rủi ro lớn. Tỷ lệ nợ xấu càng cao, càng đáng lo ngại.

+ Rủi ro vỡ nợ

+ Rủi ro thanh khoản: Đó chính là vấn đề tiền gửi, nếu công ty không có có khả năng thanh toán tiền gửi, hay nợ tiền gửi khách hàng, đó chính là vấn đề lớn, dù rằng số lượng khách hàng gửi nhiều, nhưng đến hạn không có khả năng thanh toán, thì hãy cẩn trọng bởi có khả năng ngân hàng đang có vấn đề về tài chính, nợ không thu hồi được.

Định giá cổ phiếu ngân hàng

Định giá cổ phiếu là kiến thức đầu tư cổ phiếu cơ bản ai cũng phải biết, bạn không thể nào cứ chọn cổ phiếu theo đám đông, theo tâm linh được. Lúc đầu định giá có thể sai, nhưng dần về sau kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu dày dặn hơn sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

nhom-co-phieu-nganh-ngan-hang
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và cơ hội trong tương lai

Định giá cổ phiếu ngân hàng, chúng ta tập trung vào 3 chỉ số cơ bản sau đây:

+ Chỉ số PE: PE là chỉ số quan trọng, với ngân hàng thì chỉ số PE cần được xem xét trong toàn ngành không nên so sánh riêng lẻ. PE quá cao cũng không tốt, bởi đôi khi nó được định giá cao hơn giá trị thục hiện tại. Vậy nên nếu bạn chọn cổ phiếu hãy nhắm vào những mã có PE thấp, đó là lợi thế đầu tư lâu dài.

+ Chỉ số PB: Chỉ số biểu thị giá cổ phiếu so với giá trị sổ sách, với PB lớn hơn 1 là được lựa chọn nhiều bởi chứng tỏ cổ phiếu ngân hàng đó đang được đông đảo nhà đầu tư, được kỳ vọng nhiều. PB càng cao chứng minh mức kỳ vọng càng lớn.

+ Chỉ số EPS: Là tiêu chí để đánh giá tình hình hoạt động của công ty, xem xét lợi nhuận nhận được từ khoản vốn đầu tư ban đầu là bao nhiêu. Bạn dùng EPS để so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các ngân hàng khác nhau.

PE và PB là 2 chỉ số mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nắm rõ, nói giúp mọi người tìm được mã cổ phiếu tiềm năng đang bị thị trường bỏ qua.

Xu hướng Fintech của ngân hàng

Hiện tại và tương lai, Fintech chính là hướng đi của ngân hàng đó chính là áp dụng công nghệ số vào phát triển hệ thống, cung cấp sản phẩm dịch vụ. Vậy nên đối với ngân hàng nào dẫn đầu xu hướng này sẽ có lợi thế hơn rất nhiều.

Bạn có thể nhìn vào ngân hàng MB, trước đây cổ phiếu của ngân hàng này ít được ai quan tâm. Nhưng từ khi ngân hàng đẩy mạnh Fintech, cho ra mắt các dịch vụ ngân hàng số nên doanh thu lớn, thương hiệu mạnh và được nhiều người biết đến. Chính vì vậy mà cổ phiếu MB cũng theo đó tăng lên rất nhiều. Hoặc ngân hàng TPbank cũng là điển hình.

Xu-huong-ngan-hang
Xu hướng cổ phiếu ngân hàng

Vậy nên kinh nghiệm chọn cổ phiếu ngân hàng theo tôi bạn nên cân nhắc và đánh giá về hoạt động áp dụng Fintech của các ngân hàng, để xem họ có đang đi đúng với xu hướng hay không.

Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu ngân hàng

Sau khi đã lựa chọn được mã cổ phiếu muốn đầu tư thì điều còn rất nhiều vấn đề mọi người cần phải quan tâm, và dưới đây là những kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu ngân hàng mà bất kỳ ai cũng cần phải có nắm bắt được.

Chọn thời điểm mua cổ phiếu ngân hàng tốt nhất

Thời điểm mua rất quan trọng, nói chính xác đó là mấu chốt của hoạt động đầu tư. Mọi người đừng theo đám đông, đừng nghe người ta bảo nó tốt, nó tăng gì thì mình mua mà cần tính toán, xem xét thời điểm phù hợp. Nguyên tắc đó chính là ” Mua đáy bán đỉnh”, có nghĩa là hãy mua khi giá cổ phiếu còn thấp.

Đừng cố mua khi cổ phiếu sắp đạt đỉnh, bởi không ai đoán trước điều gì. Bởi khi giá thấp nó còn nhiều tiềm năng tăng giá, dù thua lỗ cũng không quá nhiều. Nhưng nếu chọn mua cổ phiếu khi nó đạt đỉnh và đi vào thời kỳ bão hòa thì đó chính là sai lầm của bạn. Nên xem xét mức đáy cổ phiếu ở đâu, sau đó đánh giá tiềm năng của nó còn tăng nữa không hay tiếp tục giảm.

Những thời điểm mà tôi cho là nên mua cổ phiếu:

+ Sau khi báo cáo tài chính quyas 3 của ngân hàng công bố.

+ Trước thời điểm Tết Nguyên Đán diễn ra

+ Vào thời đại hội cổ đông thường niên của công ty ( thường tháng 3 và tháng 4 hàng năm).

+ Sau thời kỳ khủng hoảng và đang có hướng phục hồi

Lập kế hoạch đầu tư cổ phiếu

Kế hoạch nói thực ra hơi hoa mỹ, nhưng căn bản đó chính là bạn phải xác định ngay từ đầu:

+ Mua giá bao nhiêu, bán giá bao nhiêu : Dự kiến để biết được mức lời bao nhiêu sẽ chốt, mức lỗ bao nhiêu sẽ cắt. Đừng để kiều khi giá xuống cứ kỳ vọng sẽ tăng trở lại, gồng lỗ cuối cùng mất hết. Hay khi giá cổ phiếu lên, nên sợ bỏ lỡ cơ hội cứ để mãi bởi sợ bán cổ phiếu sẽ còn tăng, tiếc.

Ke-hoach-dau-tu
Lập kế hoạch đầu tư cổ phiếu ngân hàng

+ Dự kiến thời gian đầu tư: Bạn có thể xem xét, tính toán mình giữa cổ phiếu trong bao lâu.

+ Nên chọn phong cách lướt sóng hay đầu tư dài hạn: Hãy xem xét thị trường để đưa ra kết quả tốt nhất.

+ Thiết lập danh mục cổ phiếu đầu tư: Đầu tư bao nhiêu vốn, nên dùng hết vào 1 mã hay thêm các mã cổ phiếu khác:

Việc có một kế hoạch chi tiết giúp cho mọi người có thể chủ động trong việc mua bán của mình. Luôn nắm rõ khoản đầu tư hiện tại của mình như thế nào.

Cơ cấu danh mục đầu tư khi cần thiết

Chúng ta luôn quan điểm khi mua cổ phiếu nào đó 5 năm, 3 năm hay ngắn hơn nhưng mãi không thấy có sự tiến triển nào đối với mã cổ phiếu ngân hàng mình đã mua. Thì điều cần thiết phải làm đó chính là cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình.

Cơ cấu lại ở đây là có thể đổi sáng mã cổ phiếu ngân hàng khác hoặc đổi qua lĩnh vực khác. Và sẽ thực hiện khi nào:

+ Diễn biến thị trường: Tiêu chí đầu tiên để quyết định nay hay không đó chính là xem xét tình hình biến động của thị trường. Bạn phải xem thị trường lên hay xuống, nhóm ngành nào đang triển vọng, rồi cổ phiếu ngân hàng nào triển vọng…để xem xét thêm hoặc giảm mã cổ phiếu trong danh mục đầu tư của mình.

+ Những vấn đề nội tại của ngân hàng: Khi ngân hàng có vấn đề, khủng hoảng thì bạn nên xem xét bán cổ phiếu và chọn lại, hoặc nhiều dự đoán cổ phiếu ngân hàng sẽ lên thì có thể cân nhắc mua thêm lượng cổ phiếu mới.

+ Loại bỏ những cổ phiếu trong thời gian qua không có sự thay đổi, ngân hàng không có tiển triển theo như kỳ vọng ban đầu.

Đừng vội vã và bị cảm xúc chi phối

Đối với đầu tư điều mà chúng ta cần phải quan tâm đó chính là cam xúc bởi chính cái cảm xúc của mình có thể khiến chúng ta bỏ lỡ những cơ hội tốt nhất. Một trong những tâm lý chung của đầu tư đó là hiệu ứng FOMO – Sợ bỏ lỡ. Bạn cứ sợ giá lên, bán lúc này là bỡ lỡ khoản lời lớn, hay giá xuống bán lúc này lỡ mai giá lên lại tiếc.

Đừng nên như vậy, điều gì quyết định đều phải dựa trên sự phân tích, tính toán của cá nhân dựa trên diễn biến chung của thị trường và tình hình của ngân hàng đó. Bởi khi bạn nóng giận, mất kiếm soát rất dễ đưa ra các quyết định sai lầm.

Dành thời gian để học, theo dõi thị trường

Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu ngân hàng hay bất kỳ cổ phiếu nào cũng được xây dựng dựa trên kiến thức, sự tiếp nhận và học hỏi liên tục. Bạn phải học về kiến thức tài chính, bạn học về phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản hay phải học cách đọc báo cáo tài chính sau cho chính xác nhất là những kiến thức đầu tư cơ bản phải có.

Và quá trình học tập liên tục, kèm theo đó theo dõi để nắm bắt thị trường hiểu được thị trường sẽ mang lại những kinh nghiệm đầu tư mà không ai dạy cho mọi người cả. Vậy nên hãy học thật nhiều, nắm bắt kiến thức và vận dụng thực tế.

Top mã cổ phiếu ngân hàng tiềm năng đầu tư hiện nay

Với danh sách các mã cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết trên thị trường hiện nay thì đâu là mã tiềm năng đầu tư hiện nay. Và nếu bạn chưa có sự lựa chọn nào cho mình thì có thể tham khảo qua danh sách Top cổ phiếu ngân hàng tốt nhất hiện nay:

+ Cổ phiếu ngân hàng Techcombank

+ Cổ phiếu ngân hàng Vietcombank

+ Cổ phiếu ngân hàng MB bank

+ Cổ phiếu ngân hàng Á Châu – ACB

+ Cổ phiếu ngân hàng Vietinbank

+ Cổ phiếu ngân hàng Sacombank

+ Cổ phiếu ngân hàng VPbank

+ Cổ phiếu ngân hàng Quốc tế – VIB

+ Cổ phiếu ngân hàng SHB

+ Cổ phiếu ngân hàng BIDV

+ Cổ phiếu ngân hàng MSB

+ Cổ phiếu ngân hàng TPbank

Những Kinh nghiệm Đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng được chia sẻ trên đây ngày hôm nay của chúng tôi, hy vọng mang lại cho mọi người nguồn kiến thức hữu ích nhất. Và để có thêm nhiều kiến thức về đầu tư, về chứng khoán thì mọi người có thể xem thêm ở những bài viết sau này, mong rằng mọi người sẽ có khoản đầu tư sinh lợi nhuận tốt từ các mã ngân hàng.

Tìm hiểu thêm:

  1. TOP mã cổ phiếu ngành Thương mại điện tử tốt chứng khoán Việt Nam
  2. Tổng hợp Danh sách Các Nhóm Ngành Cổ Phiếu Chứng Khoán
  3. Top 10 Công ty chứng khoán ở Việt Nam Uy Tín, Lớn Nhất hiện nay

Post Comment