Thursday, 25 Apr 2024
Kiến thức cơ bản

T+3 Trong Chứng Khoán Là Gì? Cách tính T+1, T+2, T+3

Trong giao dịch chứng khoán, chắc hẳn các nhà đầu tư không còn xa lạ gì với các nguyên tắc T+ rồi đúng không? Vậy T+3 trong chứng khoán là gì? Cách tính T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán như thế nào? Để tìm hiểu những nội dung trên, mọi người hãy cùng Chứng khoán AZ tham khảo bài viết dưới đây.

T+3 trong chứng khoán là gì?

T+ trong chứng khoán là thuật ngữ dùng để chỉ thời gian thanh toán của các lệnh giao dịch đã đặt trên sàn chứng khoán. Trong đó:

+ T là viết tắt của từ Transaction có nghĩa là giao dịch, ngày T là ngày chốt lệnh giao dịch

+ Các số 1,2,3 biểu thị số ngày tính từ thời điểm chốt lệnh giao dịch trên thị trường. Đây là thời điểm thanh toán lệnh hay nói cách khác, T+1, T+2, T+3 là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác giữa người mua và người bán trên thị trường chứng khoán

Như vậy T+3 trong chứng khoán là thuật ngữ dùng để chỉ thời gian thanh toán của các lệnh giao dịch đã đặt vào ngày T và theo nguyên tắc này, ngày thanh toán sẽ cách ngày giao dịch một khoảng là 3 ngày

Tuy nhiên nguyên tắc T+ nói chung hay nguyên tắc T+3 nói riêng không phải lúc nào cũng là giao dịch vào ngày T và thanh toán vào ngày T+3, bởi vì các nguyên tắc T+ không tính ngày nghỉ lễ và cuối tuần. Mọi người cần lưu ý đặc điểm quan trọng này để xác định T+3 cho chính xác nha.

Cách tính T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán

Để xác định T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán, mọi người áp dụng các nguyên tắc cơ bản sau:

cach-tinh-t1-t2-t3
Cách tính T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán

+ T+1: Ngày thanh toán là ngày kế tiếp ngày giao dịch T hay nói cách khác, theo nguyên tắc T+1 thì thanh toán sau ngày giao dịch 1 ngày.

Chẳng hạn nếu phiên giao dịch diễn ra vào thứ Hai thì theo nguyên tắc T+1, ngày thanh toán là thứ Ba. Tuy nhiên nếu giao dịch vào ngày thứ Sáu thì ngày thanh toán sẽ là thứ Hai tuần kế tiếp vì không kể Thứ Bảy và Chủ Nhật

+ T+2: Ngày thanh toán là ngày kế tiếp ngày T+1 hay nói cách khác, theo nguyên tắc T+2 thì thanh toán sau ngày giao dịch 2 ngày

Chẳng hạn nếu phiên giao dịch diễn ra vào thứ Hai thì theo nguyên tắc T+2, ngày thanh toán là thứ Tư. Tuy nhiên nếu giao dịch vào ngày thứ Sáu thì ngày thanh toán sẽ là thứ Ba tuần kế tiếp vì không kể Thứ Bảy và Chủ Nhật

+ T+3: Ngày thanh toán là ngày kế tiếp ngày T+2 hay nói cách khác, theo nguyên tắc T+3, thanh toán sau ngày giao dịch 3 ngày

Chẳng hạn nếu giao dịch diễn ra vào thứ Sáu tuần này thì theo T+3 ngày thanh toán sẽ là thứ Hai của tuần kế tiếp nhưng vì không tính hai ngày cuối tuần là Thứ Bảy và Chủ nhật  nên ngày thanh toán chính thức sẽ rơi vào thứ Tư của tuần kế tiếp.

Giới thiệu trang Share thủ thuật công nghệ, game free trên Mobile & PC Thuthuat.io

Quy định của Luật chứng khoán về T+

Theo quy định của pháp luật, T+2 là ngày chính thức chuyển nhượng cổ phiếu giữa người mua và người bán, lúc này người mua có thể nắm giữ cổ phiếu đã mua hợp pháp còn  người bán thì nhận số tiền bán cổ phiếu tương ứng. Thời điểm thanh toán là vào 16h30 phút ngày T+2 và ngày có thể sử dụng số tiền bán cổ phiếu hay ngày có thể giao dịch cổ phiếu đã mua là ngày T+3

Quy định của Luật chứng khoán về ngày T+3

Đối với người mua và người bán, ngày thanh toán T+3 có ý nghĩa như sau:

+ Đối với người bán: Vì T+2 là thời điểm Seller nhận được tiền nên T+3 là ngày mà người bán có thể tự do sử dụng số tiền thu được từ việc bán cổ phiếu

quy-dinh-ve-T3
Quy định của Luật chứng khoán về ngày T+3

+ Đối với người mua: T+2 là thời điểm chính thức sở hữu số cổ phiếu đã mua nên T+3 là ngày mà người mua được quyền bán lại hay giao dịch số cổ phiếu đó trên thị trường

Ví dụ cụ thể về nguyên tắc T+ 3 trong chứng khoán

Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể về nguyên tắc T+3 trong chứng khoán để mọi người có thể nắm rõ hơn:

Ví dụ: Ngày 19/04/2022, tức thứ Ba,  nhà đầu tư A bán mã cổ phiếu MWG trên thị trường với mức giá 156.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy các nguyên tắc T+ được xác định như sau:

Ngày thực19/04/202220/04/202221/04/202222/04/2022
ThứThứ BaThứ TưThứ NămThứ Sáu
Ngày TT+0T+1T+2T+3
Người bán Bán cổ phiếu MWG trên sàn chứng khoánChưa nhận được tiềnVào 16:30: Tiền được cộng vào tài khoản giao dịchĐược phép sử dụng tiền kiếm được từ bán cổ phiếu
Người muaMua cổ phiếu MWG + Thanh toán tiềnChưa sở hữu chính thức nên không thể bánVào 16:30: Chính thức sở hữu mã cổ phiếu MWG đã muaĐược phép giao dịch cổ phiếu MWG đã mua ngày T

Thêm một ví dụ về ngày T+3 khi có ngày cuối tuần: Ngày 21/04/2022, tức thứ Tư,  nhà đầu tư A bán mã cổ phiếu MWG trên thị trường với mức giá 156.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy các nguyên tắc T+ được xác định như sau:

Ngày thực21/0422/0423/0424/0425/0426/04
ThứThứ NămThứ SáuThứ BảyChủ nhậtThứ HaiThứ Ba
Ngày TT+0T+1xxT+2T+3
Người bán Bán cổ phiếu MWG trên sàn chứng khoánChưa nhận được tiềnChưa nhận được tiềnChưa nhận được tiềnVào 16:30: Tiền được cộng vào tài khoản giao dịchĐược phép sử dụng tiền kiếm được từ bán cổ phiếu
Người muaMua cổ phiếu MWG + Thanh toán tiềnChưa sở hữu chính thức nên không thể bánChưa sở hữu chính thức nên không thể bánChưa sở hữu chính thức nên không thể bánVào 16:30: Chính thức sở hữu mã cổ phiếu MWG đã muaĐược phép giao dịch cổ phiếu MWG đã mua ngày T

=> Như vậy nếu giao dịch vào thứ Năm thì ngày T+3 là thứ Ba của tuần kế tiếp.

Tại sao không giao dịch liên tục mà phải chờ đến T+3

Giữa các nguyên tắc thanh toán T+, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng T+3 và rất nhiều nhà đầu tư thắc mắc rằng tại sao không giao dịch và thanh toán luôn trong ngày mà cần phải đợi đến ngày T+3 mới thanh toán, vừa mất thời gian chờ đợi vừa hạn chế cơ hội kiếm lời.

Trên thực tế, nhiều chuyên gia đã làm các nghiên cứu và khẳng định rằng giao dịch ngày T+3 là một hình thức mang nhiều rủi ro, cơ hội sinh lời ũng chỉ chiếm dưới 50% so với các mốc T+ khác. Tuy nhiên việc chờ giao dịch đến ngày T+3 cũng có một số lợi ích cụ thể như:

tai-sao-phai-cho-den-t3
Tại sao không giao dịch liên tục mà phải chờ đến T+3

Đầu tiên, thị trường chứng khoán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn, do đó số lượng nhà đầu tư ngày càng đông, khối lượng giao dịch ngày càng tăng. Điều này có thể khiến cho các nền tảng giao dịch không ổn định, không xử lý kịp và dễ xảy ra tình trạng bị đơ, thậm chí là bị sập. Do đó kéo dài đến ngày T+3 nhằm khắc phục các rủi ro không đáng có

Thứ hai, tình trạng còn sai sót trong các giao dịch là không tránh khỏi,  ngày T+2 được quy định là ngày thanh toán nhưng vẫn chưa được phép sử dụng cổ phiếu đã mua hoặc bán nhằm xử lý những sai sót cần tồn đọng. Do đó đến ngày T+3 nhà đầu tư mới chính thức được sử dụng số cổ phiếu đã mua hay số tiền bán cổ phiếu.

Tóm lại, việc kéo dài ngày thanh toán đến T+3 nhằm mục đích khắc phục và xử lý những sai sót vụn vặt còn tồn đọng trong các giao dịch để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các nhà đầu tư.

Tại sao Việt Nam rút ngắn quy trình thanh toán xuống T+2 thay vì T+3

Hiện nay trên thị trường chứng khoán quốc tế đang áp dụng nguyên tắc thanh toán T+3, riêng thị trường chứng khoán Mỹ là T+4. Còn Việt Nam hiện tại đã rút ngắn quy trình thanh toán xuống 16 giờ 30 phút ngày T+2 thay vì vào 9 giờ ngày  T+3 như trước bởi vì:

+ Nếu thanh toán vào ngày T+3 thì phải đến ngày T+4, trader mới quyền quyết định với số cổ phiếu đã mua. Tuy nhiên thị trường chứng khoán biến động liên tục, kéo theo giá cổ phiếu cũng lên xuống thất thường. Mà nhà đầu tư thì không thích đợi lâu, do đó để hạn chế rủi ro thua lỗ cũng như thu hút nhiều trader tham gia vào thị trường, thị trường chứng khoán Việt Nam đã điều chỉnh thời gian thanh toán xuống T+2

+ Việc rút ngắn thời gian thanh toán xuống T+2 giúp các nhà đầu tư không phải chờ đợi quá lâu, mặc dù đến ngày T+3 mới được bán cổ phiếu đã mua hay sử dụng tiền đã bán nhưng tiền đã được cộng vào tài khoản, cổ phiếu đã mua cũng đã về trên tài khoản, do đó có thể khiến nhà đầu tư yên tâm hơn so với việc kéo dài lên 3 4 ngày

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, mọi người sẽ hiểu rõ về nguyên tắc T+3 và biết cách tính T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán một cách nhanh chóng và dễ dàng. Việc nắm rõ các nguyên tắc T+ trong chứng khoán là điều cần thiết giúp nhà đầu tư có thể chủ động hơn và đặt lệnh giao dịch hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Post Comment