Monday, 29 Apr 2024
blog

Margin là gì? Cách tính và khi nào nên vay margin

1.Margin, tài khoản margin là gì?

1.1. Vay Margin trong chứng khoán nghĩa là gì?

Margin (hay giao dịch kí quỹ) là hợp đồng vay giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán.  Vay margin trong chứng khoán nghĩa là nhà đầu tư vay tiền công ty chứng khoán để mua cổ phiếu, với tài sản thế chấp chính là cổ phiếu mà nhà đầu tư đã mua. 

Đây là một đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận so với việc sử dụng vốn tự có. Đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, margin là công cụ giúp tối ưu hóa lợi nhuận lên rất nhiều lần.

1.2. Ví dụ Vay Margin

Bạn có 100 triệu để mua cổ phiếu FPT. Nhưng bạn hoàn toàn có thể mua cổ phiếu với số tiền gấp đôi, gấp ba số vốn bạn có bằng cách vay margin. Điều đó đồng nghĩa với việc, số lượng cổ phiếu tối đa bạn có thể mua cũng gấp đôi. Lợi nhuận tăng lên và bạn chỉ phải trả thêm cho công ty chứng khoán phí giao dịch cũng lãi suất margin.

1.3. Tài khoản margin là gì?

Trong chứng khoán cơ sở ở thị trường chứng khoán Việt Nam, có 3 loại tài khoản thường gặp, gồm: tài khoản thường, tài khoản margin và tài khoản phái sinh.

Trong đó, tài khoản thường là tài khoản mà nhà đầu tư nạp tiền của mình vào để mua chứng khoán, còn tài khoản margin là nơi để nhà đầu tư dùng tiền của mình và vay thêm tiền từ công ty chứng khoán cũng để mua cổ phiếu.

2. Cách tính Margin

Giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) / (1 – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.

Hoặc:

Số tiền ký quỹ bổ sung= (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.

Trong đó:

Tỷ lệ ký quỹ duy trì là mức tỷ lệ ký quỹ tối thiểu được quy định bởi công ty chứng khoán. Ở Việt Nam, tỷ lệ này thường là khoảng 40%.

3. Tỷ lệ margin

3.1. Tỷ lệ ký quỹ, margin (hay tỷ lệ đòn bẩy) là gì?

Tỷ lệ margin (đồn bẩy) là tỷ lệ cho vay tối đa của công ty chứng khoán.
Tỷ lệ giao dịch ký quỹ là tỷ lệ phần % số tiền thực có trong tổng số tiền tối đa có thể mua, số tiền này được ký quỹ như tài sản đảm bảo cho khoản vay margin từ công ty chứng khoán.

3.2. VD

Khách hàng mua ký quỹ 1.000.000.000 chứng khoán FPT với tỷ lệ vay ký quỹ là 30% thì khách hàng phải nộp 300.000.000 để làm tài sản thế chấp cho khoản vay và được vay 700.000.000. Tuy nhiên, thường thì nhà đầu tư sẽ ký quỹ bằng chính số cổ phiếu mình mua

3.3. Tỷ lệ vay margin là bao nhiêu?

Theo quy định của VSD, tỷ lệ margin an toàn cho nhà đầu tư là 10%, nhưng các công ty chứng khoán thường cho vay với hạn mức cao hơn mức 10%.

Ví dụ: Tỷ lệ cho vay chứng khoán cơ sở của 1 số công ty sau: 

Tỷ lệ cho vay, hạn mức cho vay với từng công ty chứng khoán cũng khác nhau. Sau đây sẽ là ghi nhận tỷ lệ cho vay ở 1 vài công ty chứng khoán lớn.

Công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT (VND)

Thời gian đáo hạn: 90 ngày, gia hạn 90 ngày.

Lãi suất cho vay: 12,5%/năm và theo dõi theo từng thời kì. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn. 

Hạn mức: Cấp lần đầu 10 tỷ và xét tăng hạn mức trong quá trình giao dịch. 

Chứng khoán cho vay: nằm trong phần danh mục của VNDIRECT theo danh mục của Ủy ban chứng khoán. 

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI

Lãi suất: 12%/năm (360 ngày) (Thay đổi theo từng thời điểm)

Thời hạn vay: 90 ngày (có thể gia hạn thêm 90 ngày)

Hạn mức cho vay: Lên tới 70 tỷ đồng

Tỉ lệ hỗ trợ: 10% – 50%

4. Call Margin

4.1 Call Margin là gì?

Call margin chính là ngưỡng để đảm bảo an toàn cho tài khoản. Chạm về dưới mức tỷ lệ an toàn của tài khoản, nhà đầu tư sẽ bị ép phải bán bớt đi 1 lượng cổ phiếu hoặc đóng vị thế để quản trị rủi ro. Lệnh sẽ tự động được đóng.

4.2. Ví dụ

Ngưỡng call margin ở công ty chứng khoán SSI là -30%, khi tài khoản của bạn gần về ngưỡng -30%, công ty sẽ thông báo cho khách hàng để có biện pháp xử lí. Nếu bạn không nạp thêm tiền của mình vào tài khoản để đảm bảo tỷ lệ kí quỹ tối thiểu, công ty chứng khoán sẽ ép bán giải chấp cổ phiếu trong danh mục bạn, từ đó dẫn đến rủi ro mất trắng khi thị trường giảm quá sâu.

4.3. Khi nào bị call margin

Call margin xảy ra khi tỷ lệ Giá trị thực có/Tổng giá trị chứng khoán nhỏ hơn tỷ lệ call margin công ty chứng khoán cho phép.

Ví dụ, công ty chứng khoán A cho tỷ lệ call margin là 30%. Nhà đầu tư có 100 triệu đồng, được công ty chứng khoán A cho dùng tỷ lệ margin là 1:2 để mua một lượng cổ phiếu X có giá trị 200 triệu đồng. Khi mua xong giá cổ phiếu giảm xuống 27%. Giá trị tài sản ròng lúc này là 146 triệu. Trừ đi phần vay marign là 100 triệu, nhà đầu còn 46 triệu đồng. Tỷ lệ lúc này là 46 triệu/146 triệu = 31.5%, lớn tỷ lệ call margin.

Trường hợp giá giảm 30%. Theo cách tính trên tỷ lệ sẽ là 28.6%, lúc này nhà đầu tư sẽ bị call margin. Trường hợp nhà đầu tư không muốn bán một phần cổ phiếu để tài sản đạt ngưỡng call margin cho phép thì phải nộp một số tiền để tỷ lệ Giá trị tài sản thực/Tổng giá trị tài sản chứng khoán lớn hơn ngưỡng call margin.

5. Full Margin là gì?

 Full margin là khi nhà đầu tư sử dụng toàn bộ số tiền vay công ty chứng khoán và phần vốn của mình đưa vào đầu tư. Full margin là đòn bẩy mà nhà đầu tư “được ăn cả, ngã về không” trên thị trường chứng khoán.

Ví dụ: Với số vốn bạn có, bạn chỉ có thể mua 5 hợp đồng trong chứng khoán phái sinh. Sau khi thỏa thuận vay với công ty chứng khoán, bạn sẽ được vay thêm 1 số lượng hợp đồng theo tỷ lệ vay. Có thể lên tới 20 hợp đồng. Full margin xảy ra khi bạn dùng cả 20 hợp đồng này vào giao dịch thị trường.

Ý nghĩa:

  • Là đòn bẩy lợi nhuận cao và nhanh chóng. Có thể gia tăng lợi nhuận lên gấp đôi, gấp ba.
  • Nguy cơ cháy tài khoản cao. Với sự biến động của thị trường không thể lường trước, việc bạn all-in toàn bộ số tiền của mình không phải là cách hay mặc dù lợi nhuận vô cùng hấp dẫn. “Không bỏ trứng vào cùng 1 giỏ” là quan điểm đầu tư cũng như kinh doanh được nhiều tỷ phú cũng như nhà đầu tư thành công truyền lại. Đây là bài học cho việc phân bổ vốn và là chiến lược đầu tư mà mỗi nhà đầu tư cần học hỏi trên thương trường.

6. Khi nào nên sử dụng margin trong chứng khoán?

Việc dùng margin cũng như sử dụng một con dao hai lưỡi, mà dao hai lưỡi thì chỉ nên dành cho những người thật sự kinh nghiệm. Vì vậy margin chỉ hiệu quả cho những nhà đầu tư lâu năm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Một cách vắn tắt thì: 

  • Chỉ nên sử dụng margin khi bạn là một người có kinh nghiệm lâu năm. Nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì không nên sử dụng.
  • Chỉ sử dụng margin khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng. Thị trường ở giai đoạn lình xình cũng không nên sử dụng margin.
  • Chỉ nên sử dung margin trong các giao dịch ngắn hạn. Nếu đầu tư lâu dài thì margin không phải một lựa chọn khôn ngoan.
  • Chỉ nên dùng margin khi đầu tư vào các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt như Cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu Bluechip. Với các cổ phiếu có lợi nhuận quá thấp thì không nên dùng margin

Margin có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng khi cổ phiếu tăng giá nhưng cũng làm cho tài sản của họ “bốc hơi” một cách nhanh chóng khi cổ phiếu giảm giá. Do đó, nhà đầu tư khi lựa chọn công cụ này cần tính toán kỹ về thời điểm sử dụng cũng như phân tích chi tiết để lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng nhất.

Xem thêm bài viết : Chứng khoán để hiểu rõ hơn

7. Các câu hỏi thường gặp

Giao dịch ký quỹ là gì?

Giao dịch ký quỹ nghĩa là vay tiền từ một công ty chứng khoán để thực hiện các giao dịch mua chứng khoán. Khi giao dịch ký quỹ, đầu tiên nhà đầu tư nộp tiền vào tài khoản, sau đó được dùng để ký quỹ, hay chính là làm tài sản thế chấp cho khoản vay, và sau đó phải trả lãi suất cho số tiền họ vay. Khoản vay này làm tăng sức mua của các nhà đầu tư, cho phép họ mua một số lượng lớn hơn các cổ phiếu. Thông thường, trên thực tế, chứng khoán mà nhà đầu tư mua trong tài khoản tự động được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay ký quỹ, đến khi thị trường giảm quá tỷ lệ ký quỹ an toàn, nhà đầu tư sẽ hoặc là nộp thêm tiền vào tài khoản, hoặc là bán chứng khoán đi để đảm bảo tỷ lệ an toàn này.

Margin call là gì?

Call margin chính là ngưỡng để đảm bảo an toàn cho tài khoản. Chạm về dưới mức tỷ lệ an toàn của tài khoản, nhà đầu tư sẽ bị ép phải bán bớt đi 1 lượng cổ phiếu hoặc đóng vị thế để quản trị rủi ro. Lệnh sẽ tự động được đóng.

Một số ý nghĩa khác của thuật ngữ margin là gì?

Ngoài cho vay ký quỹ, ký quỹ có kỳ hạn, margin còn có nhiều ý nghĩa khác. Ví dụ: nó được sử dụng như một thuật ngữ tổng hợp để chỉ các tỷ suất lợi nhuận khác nhau, chẳng hạn như tỷ suất lợi nhuận gộp (gross profit margin), tỷ suất lợi nhuận trước thuế (EBIT margin) và tỷ suất lợi nhuận ròng (net profit margin). Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng để chỉ lãi suất hoặc phí bảo hiểm rủi ro.

Post Comment